Ngày nay, nhu cầu làm đẹp của con người càng ngày càng phát triển, việc mở tiệm cắt tóc cũng là một trong những ý tưởng kinh doanh vô cùng độc đáo. Nếu như phái nữ thích làm đẹp thì cánh đàn ông cũng luôn mong muốn mình trong bộ dạng chỉn chu nhất khi ra đường đúng không? Vậy nên hàng loạt những tiệm cắt tóc nam được mở ra để đáp ứng nhu cầu phái mạnh này. Nhưng cắt tóc ngày nay không chỉ đơn thuần là cắt tóc à khi cắt tóc nam cần phải hợp mốt, tất nhiên là phải phù hợp với sở thích của từng khách hàng. Chính vì vậy, với những bạn chưa từng kinh doanh ở lĩnh vực này sẽ không thoát khỏi bỡ ngỡ. Theo dõi bài viết dưới đây của SaleKit để thu về những kinh nghiệm mở tiệm cắt tóc nam nhé!
1. Cắt tóc nam khác gì so với cắt tóc nữ?
Điều đầu tiên bạn thấy khác giữa thợ cắt tóc nam và nữ, chính là đối tượng khách hàng. Một bên chuyên về tóc dành cho nam, còn một bên là chuyên về phái nữ.
Nghề cắt tóc nam không chú trọng về giới tính, ngoại hình hay tuổi tác. Bạn là nam hay nữ, già hay trẻ đều hoàn toàn có thể theo học nghề này. Bên cạnh đó, làm nghề cắt tóc nam không bó buộc về thời gian, giờ giấc tự do. Đặc biệt hơn, nếu là một thợ cắt tóc bạn được thỏa sức sáng tạo các kiểu tóc mới, góp phần thay đổi diện mạo của một con người. Đây là những ưu điểm mà các ngành nghề khác không có được. Vì vậy, xu hướng học nghề cắt tócđang được nhiều bạn trẻ theo đuổi.
Công việc của một thợ cắt tóc nam không chỉ dừng lại ở những đường kéo sắc sảo, hay tông đơ thuần thục, thợ cắt tóc nam cũng phải thường xuyên cập nhật những xu hướng tóc mới để phục vụ nhu cầu theo thời thượng của khách hàng.
Công việc của người thợ cắt tóc cho nam tuy không nhiều và vất vả như cắt tóc cho nữ nhưng không kém phần tinh tế với từng chi tiết nhỏ. Đặc biệt, để có thể làm nên thương hiệu và giữ chân khách hàng lâu dài đòi hỏi người thợ phải có khả năng hình dung và tư vấn được những kiểu tóc phù hợp với khuôn mặt khách. Cùng với đó là khả năng trò chuyện, giao tiếp với khách để tạo sự thoải mái nhất trong lúc làm tóc.
Vậy để mở tiệm cắt tóc nhỏ cho nam, bạn cần những gì?
2. Bước 1: Chuẩn bị kiến thức, kỹ năng cơ bản cho nghề làm tóc
Hiện nay, bên cạnh các trung tâm dạy nghề, nhiều tiệm cắt uốn tóc ở Hà Nội cũng thường xuyên rao tuyển nhận dạy nghề này.
Thông thường, mỗi khóa học nghề thường kéo dài từ 2 tháng đến 1 năm, tùy theo khả năng của mỗi người. Tại các trung tâm dạy nghề, học viên sẽ được đào tạo một cách bài bản hơn với các môn học lý thuyết và thực hành kết hợp. Còn tại các tiệm tư nhân, học viên mới vào học sẽ được coi là người thợ phụ “sai vặt”, làm đủ thứ việc, từ gội đầu, dọn dẹp cửa hàng, đến làm “chân chạy” chuyên đi lấy thuốc hoặc các dụng cụ cho quán. Thời gian học ra nghề luôn tùy thuộc vào thầy và sự tỉ mỉ của người học.
Đối với cắt tóc nam thì thời gian để học và ra làm nghề thường không dài, khoảng 3-5 tháng, vì các kiểu tóc nam thường khá đơn giản.
Học phí tại các trung tâm học nghề thường dao động từ 700.000 – 3.000.000 đồng/tháng tùy vào chương trình học và địa điểm học.
3. Bước 2: Xác định và lựa chọn phương án bắt đầu khi mở tiệm cắt tóc
Tùy vào kinh nghiệm và khả năng tài chính mà bạn sẽ lựa chọn quy mô cho tiệm cắt tóc của mình. Ở bước này, bạn sẽ có 3 lựa chọn để bắt đầu kinh doanh như sau:
1. Kinh doanh nhượng quyền tiệm cắt tóc nam
Hình thức kinh doanh này có nghĩa là bạn trả phí để được sử dụng thương hiệu có tên tuổi trên thị trường, bằng uy tín, thương hiệu họ đã gây dựng lên thì bạn sẽ không tốn kém thời gian, tiền bạc để quảng bá thêm cho tiệm cắt tóc nam của bạn nữa.
2. Mua lại salon cũ
Khi mua lại salon cũ, bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân do đâu họ lại bán, do phá sản hoặc nghỉ làm đổi nghề…. Lúc này bạn sẽ mua lại toàn bộ đồ nghề lẫn thương hiệu của họ. Lựa chọn này giúp bạn tiết kiệm được chi phí đầu tư lại có thể tận dụng được sự biết đến của chủ tiệm cũ nếu đó là một salon chất lượng.
3. Mở salon mới hoàn toàn
Chỉ nên chọn phương án này khi bạn tự tin mình có đủ tiềm lực tài chính, một tay nghề cứng. Theo kinh nghiệm mở tiệm cắt tóc nam của những người đi trước thì họ khuyên những thế hệ sau nếu ít vốn thì nên bắt đầu bằng lựa chọn kinh doanh nhượng quyền, mua lại salon cũ. Đó là 2 phương án khả thi khi chúng ta có số vốn nhỏ, vừa đảm bảo được tính khả thi của dự án, vừa rút bớt được những khó khăn.
4. Bước 3: Huy động số vốn cần thiết để mở tiệm cắt tóc nam
Qua kinh nghiệm mở tiệm cắt tóc nam của những người đi trước thì để mở một tiệm cắt tóc thông thường có kèm theo các dịch vụ nhỏ khác thì bạn chỉ cần số vốn tối thiểu khoảng vài triệu đồng. Còn để mở một salon tóc với các trang thiết bị hiện đại và có cải tạo nội thất như di chuyển tường ngăn, lắp đặt hệ thống điện nước, ván sàn gỗ sẽ cần ít nhất là vài trăm triệu đồng.
Vốn đầu tư cơ sở vật chất và cho thuê mặt bằng đối với những salon tóc thường khá cao, dao động từ 20 đến 30 triệu đồng. Việc mở tiệm cắt tóc nam ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM thì giá mặt bằng sẽ cao hơn đôi chút chi phí có thể lên đến 40 đến 50 triệu.
Trước khi kinh doanh, bên cạnh nguồn vốn có sẵn bạn cũng nên chuẩn bị nguồn vốn dự phòng để chi tiêu những vấn đề khác khi cần thiết. Việc chuẩn bị danh sách cần sắm sửa khi kinh doanh sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát tiền bạc hơn và không bị phát sinh thiếu trước hụt sau.
5. Bước 4: Lựa chọn địa điểm phù hợp
Một yếu tố ảnh hưởng đến việc kinh doanh tiệm cắt tóc nam có hiệu quả hay không phần lớn là do địa điểm. Nhiều người quan niệm răng đặt cửa hàng ở trung tâm thành phố thì sẽ có rất nhiều thuận lợi cũng như rất có lãi, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Địa điểm ở vị trí như vậy dù tốt những sẽ tốn mất nửa số vốn của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn sở hữu địa điểm tại vùng xa trung tâm thành phố một chút thì chi phí sẽ ít hơn rất nhiều nhiều mà vẫn giữ được lượng khách ổn định nếu địa điểm đó dễ tìm, dân cư đông đúc cũng như dịch vụ hài lòng khách hàng. Do vậy lựa chọn địa điểm thông minh là rất quan trọng.
6. Bước 5: Thiết kế không gian tiệm cắt tóc nam
Ngày nay, bất kể bạn đi đến đâu cũng bắt gặp những tiệm cắt tóc. Khách hàng sẽ đến với tiệm nếu tiệm tóc bạn đủ sang trọng, sạch đẹp, ấn tượng. Vì thế, hãy lưu ý vấn đề thiết kế, bố trí không gian, nội thất của tiệm cắt tóc theo phong cách càng đơn giản càng tốt, tiêu chí tiện nghi, sang trọng, gọn gàng và thuận tiện cho thợ thao tác nên được đặt lên hàng đầu.
Bạn không cần quá đầu tư, cầu kỳ cho vấn đề này nhưng đừng nên bỏ qua nó, bởi đây cũng là một điểm tạo ấn tượng với khách hàng. Thường thì một tiệm tóc phải có đủ 4 không gian chính lần lượt là:
– Khu vực đón tiếp khách: Đây là khu vực quan trọng mà bạn phải chú trọng đến nhiều nhất. Để tạo thiện cảm cho khách hàng khi lần đầu đến thì khu vực này bạn phải thiết kế sao cho vừa đẹp vừa sang trọng, bắt mắt. Thường thì khu vực này được thiết kế ở phía ngoài của tiệm.
– Khu vực cắt tóc: Ở khu vực này thì bạn cần phải thiết kế sạch sẽ, gọn gàng. Là khu vực khách lưu lại lâu nhất ở tiệm nên bạn cần phải thiết kế sao cho thật ấn tượng.
– Khu vực gội đầu: Cũng giống khu vực cắt tóc là phải thiết kế sạch sẽ, gọn gàng. Với khu vưc này thì bạn nên ngăn cách với khu vực cắt tóc để không làm mất đi tính thẩm mỹ của tiệm. Khu vực này cũng cần được thiết kế ấn tượng.
– Khu vực lưu trữ: Khu vực này dùng để lưu trữ đồ đạc hay mỹ phẩm, cho nên không cần phải chú trọng thiết kế sao cho ấn tượng mà điều bạn cần làm là thiết kế sao cho tiện lợi nhất để giúp tiết kiệm thời gian.
7. Bước 6: Mua sắm trang thiết bị và sản phẩm chăm sóc tóc
Kinh nghiệm mở tiệm cắt tóc nam là tùy thuộc vào các loại dịch vụ trong salon mà bạn mua sắm các trang thiết bị. Một số trang thiết bị cơ bản mà bạn cần mua là chậu rửa, ghế tạo kiểu tóc, các loại máy sấy tóc, giá đẩy tay có bánh xe để dụng cụ làm tóc, bộ cắt giũa móng tay và áo choàng cắt tóc.
Ngoài ra, hãy lựa chọn các sản phẩm bạn muốn sử dụng trong salon của mình để xây dựng mối quan hệ với các nhà phân phối sản phẩm. Lý tưởng nhất là bạn có thể bán các sản phẩm mà thợ tạo mẫu tóc của bạn sử dụng để cắt giảm phí cung ứng và tạo thêm doanh thu cho salon.
8. Bước 7: Vận hành, quảng bá tiệm cắt tóc nam
Sau khi salon được đưa vào hoạt động, việc vận hành salon tốt là một việc hết sức quan trọng. Là người quản lí salon, bạn cần nắm rõ, làm tốt các công việc đó là quản lý nhân lực, quản lý tài chính…. Để tiệm cắt tóc hoạt động trơn tru, thuận lợi giữ chân được khách hàng, tạo sự gắn kết với khách hàng và tăng doanh thu bạn cần sử dụngphần mềm quản lý dành cho salon để việc quản lý dễ dàng và tối ưu hoạt động kinh doanh hơn.
Bên cạnh đó để thu hút khách hàng thì việc quảng bá thương hiệu là điều vô cùng cần thiết. Mạng xã hội là “mảnh đất màu mỡ” giúp bạn quảng cáo tên tuổi của tiệm đến khách hàng nhanh chóng và dễ dàng nhất. Bạn có thể quay video, chụp hình các quá trình làm tóc và thành quả để đăng tải, chia sẻ lên mạng xã hội, từ đó nhiều người có thể biết đến tiệm làm tóc của bạn hơn. Bên cạnh đó bạn cũng có thể Livestream để giải đáp các câu hỏi, tư vấn kiểu tóc phù hợp cho từng gương mặt. Những hoạt động này góp phần quảng bá tiệm cắt tóc của bạn rất hiệu quả.
Những kinh nghiệm mở tiệm cắt tóc bạn nên tham khảo ngay
Cắt tóc hay làm đẹp là nhu cầu cơ bản của con người, vì thế mở tiệm cắt tóc là một hình thức kinh doanh phổ biến và dễ kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, trên thị trường cạnh tranh từng tí một, nếu bạn không có kế hoạch ngay từ bước đầu tiên khi bắt đầu kinh doanh thì rất dễ chuốc lấy thất bại đau đớn. Vì vậy để thành công bạn phải nắm vững kiến thức, kinh nghiệm mở tiệm cắt tóc.
Những kinh nghiệm mở tiệm cắt tóc bạn nên tham khảo ngay
Xác định quy mô kinh doanh khi mở tiệm cắt tóc
Nếu bạn có kinh nghiệm và tiềm lực tài chính tốt bạn có thể tự xây dựng một tiệm cắt tóc của riêng bản thân với quy mô hơn và ngược lại. Việc xác định quy mô của tiệm sẽ giúp bạn hoạch định được nguồn vốn ban đầu để có kế hoạch chi tiêu hợp lý.
Để mở được salon tóc bạn phải chi tiêu rất nhiều thứ. Chẳng hạn bạn xây dựng một cửa hàng cắt tóc có diện tích lớn, phong cách sang trọng thì chi phí có thể lên tới cả tỷ đồng còn với tiệm có mô hình nhỏ, mọi trang thiết bị đơn giản thì chỉ cần vài trăm triệu là có thể mở.
Lựa chọn đối tượng khách hàng hướng đến
Để kinh doanh salon tóc thành công bạn phải xác định được khách hàng mục tiêu của mình. Chẳng hạn như, tiệm cắt tóc của bạn chuyên cắt tóc cho giới trẻ hay tầm trung niên, khách hàng là nam hay nữ,… Mỗi đối tượng sẽ có đặc thù riêng về sở thích và cá tính, vì thế bạn cần tìm hiểu kỹ để có kế hoạch phát triển tiệm cắt tóc của mình theo loại hình nào.
Giả dụ khách hàng bạn hướng đến là nam thì bạn có thể mở một tiệm cắt tóc nam với những sản phẩm, dịch vụ dành riêng cho họ. Đối với cắt tóc nam thì giá tiền trên mỗi dịch vụ thường không đắt đỏ. Trong khi đó đối tượng bạn hướng đến là nữ giới thì bạn cần nhiều hơn những sản phẩm dưỡng tóc, chăm sóc da đầu, dược liệu hấp tóc,… và dịch vụ làm đầu cho nữ thường lên tới vài triệu đồng.
Lựa chọn mặt bằng thuận tiện để kinh doanh
Muốn kinh doanh salon tóc hiệu quả và đem lại nhiều lợi nhuận nhất bạn phải có một vị trí mở cửa hàng thuận lợi. Nên đặt tiệm cắt tóc tại những nơi có mật độ dân cư đông, ưu tiên mở trên mặt đường lớn có vỉa hè rộng và có đường hai chiều thuận lợi cho việc đi lại.
Còn tùy vào đối tượng, tầng lớp bạn muốn hướng tới mà bạn có thể chọn mở cửa hàng tại các khu nhà cao cấp hay bình dân. Khi kiếm được các vị trí thuận lợi bạn sẽ tiết kiệm được khá khá tiền bạc cũng như công sức cho việc tiếp thị quảng cáo cho salon.
Kinh nghiệm mở tiệm cắt tóc: Tìm kiếm những thợ cắt tóc giàu kinh nghiệm
Có thể nói hơn 70% sự thành công trong kinh doanh salon tóc đều đến từ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của bạn. Nhưng việc lựa chọn và đào tạo đội ngũ tạo mẫu tóc dồi dào kinh nghiệm đều không phải dễ dàng.
Đối với thợ chính thì cần trên 2 năm kinh nghiệm học và thực hành cắt tóc, còn thợ phụ thì chỉ cần 2 đến 4 tháng. Mỗi một người sẽ có chuyên môn sâu về một mảng nhất định, vì vậy bạn nên tính toán xem tiệm tóc của mình sẽ gồm những loại hình dịch vụ nào, cắt, uốn, nhuộm,… để có kế hoạch thuê đủ số nhân viên bắt đầu hoạt động.
Ngoài ra, bạn nên ưu tiên những nhân viên có ngoại hình ưa nhìn, giao tiếp tốt và mong muốn gắn bó lâu dài với cửa hàng.
Để xây dựng một đội ngũ chuyên nghiệp nhất bạn nên tuyển dụng người thợ từ những trung tâm đào tạo cắt tóc nổi tiếng và uy tín nhất.
Luôn luôn tích lũy kinh nghiệm
Một người kinh doanh giỏi là phải có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành mình đang theo đuổi. Để tự tin mở tiệm salon bạn phải có ít nhất 2 đến 3 năm kinh nghiệm làm trong ngành salon tóc.
Tuy nhiên, kinh nghiệm trong nghề thôi là chưa đủ bạn cần có kiến thức về kinh doanh. Vì vậy bạn nên tranh thủ học thêm khóa học quản lý và trau dồi thêm kinh nghiệm. Hãy tích lũy nhiều kiến thức nhất có thể để có thể lên kế hoạch từng bước phát triển cửa hàng.
Vận hành tiệm cắt tóc
Sau khi salon đi vào hoạt động, việc vận hành salon tốt là một việc hết sức quan trọng đối với việc phát triển của cửa hàng. Bạn cần có quy trình quản lý tốt từ hệ thống nhân lực, khách hàng, kho sản phẩm, dịch vụ đến kiểm soát doanh thu, công nợ,…