Cửa hàng trưởng là gì?
Công việc chủ yếu hàng ngày của cửa hàng trưởng là quản lý và vận hành cửa hàng. Suy rộng ra, sứ mệnh của cửa hàng trưởng là phát triển dịch vụ khách hàng, xây dựng chính sách cửa hàng và chiến dịch marketing để tăng doanh số bán hàng và củng cố vững chắc mối quan hệ với khách hàng hiện tại. Bên cạnh đó, cửa hàng trưởng còn đảm nhiệm việc duy trì các tiêu chuẩn của cửa hàng và môi trường làm việc tích cực.
Đồng thời, cửa hàng trưởng còn đảm bảo đáp ứng và giải quyết mọi nhu cầu và khuyến nghị của khách hàng về chất lượng dịch vụ/ sản phẩm. Ngoài ra, trưởng cửa hàng còn cần hiểu các nhu cầu của nhân viên kinh doanh và xây dựng chiến lược tuyển dụng hiệu quả nhằm tuyển được nhiều nhân viên ưu tú cho cửa hàng ở tất cả các chi nhánh.
Để ứng tuyển vị trí cửa hàng trưởng, ứng viên cần tốt nghiệp đại học với 5 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương. Nghĩa là ứng viên cần “nằm lòng” kiến thức về quy trình bán hàng cùng các hiểu biết liên quan. Từ đó, cửa hàng trưởng sẽ xây dựng bảng đánh giá thành tích và mục tiêu hoàn thành và giao việc từng cá nhân, giám sát tiến trình công việc và báo cáo với quản lý.
Quản lý cửa hàng làm nhiệm vụ gì?
- Hoàn thành mục tiêu hoạt động của cửa hàng bằng việc lên kế hoạch và phân công phần việc cụ thể cho nhân viên, giám sát và theo dõi kết quả làm việc.
- Nhận thức về xu hướng bán lẻ trên thị trường, thăm dò phương thức hoạt động hiện tại và tương lai của các đối thủ cạnh tranh. Đồng thời, xây dựng và phát triển chiến lược xây dựng mối quan hệ với khách hàng hiện tại và tiềm năng, từ đó tìm hiểu yêu cầu của họ để tìm ra phương hướng phát triển dịch vụ.
- Duy trì số lượng nhân viên bán hàng của cửa hàng qua khâu tuyển dụng, chọn lựa và huấn luyện nhân viên. Đồng thời phát hiện các vấn đề nhân sự khi phỏng vấn nhân viên tiềm năng, đánh giá và đưa ra kế hoạch đào tạo và huấn luyện cụ thể cho từng nhân viên.
- Đảm bảo kết quả công việc bằng việc nhận xét các ưu điểm và hạn chế của từng nhân viên, từ đó có các hình thức khen thưởng và kỉ luật phù hợp nhằm tăng hiệu suất công việc.
- Xác định ngân sách hàng năm, kế hoạch chi tiêu, phân tích các khoản chi tiêu thêm và vạch ra đường lối khắc phục.
- Bảo vệ nhân viên và khách hàng bằng việc kiến tạo và phát triển môi trường cửa hàng an toàn và thân thiện. Đồng thời, đảm bảo thực hiện các quy định của cửa hàng nhằm duy trì sự ổn định và danh tiếng cho cửa hàng.
- Xác định sự thay đổi của mục tiêu chiến lược bằng việc xem xét báo cáo tài chính và hoạt động, doanh số của các bộ phận.
- Trau dồi hiểu biết chuyên môn qua việc tham gia các hội thảo giáo dục, tham khảo tài liệu chuyên ngành và tham gia vào hiệp hội nghề nghiệp.
- Phối hợp với các bộ phận thực hiện các mục tiêu chung của cửa hàng.
- Duy trì và quản lý số lượng, kiểm định chất lượng của hàng hóa nhập vào cửa hàng bằng việc giữ liên lạc thường xuyên với nhà cung cấp và người vận chuyển.
- Phát triển các chiến dịch khuyến mại, giảm giá theo mùa như các dịp nghỉ lễ đặc biệt hay sinh nhật của khách hàng, tiến hành thực hiện các thay đổi như giờ mở cửa,… nhằm tăng doanh thu cho cửa hàng.
- Liên hệ với các cơ quan báo chí – truyền thông, đại diện trường học,… nhằm triển khai chiến dịch marketing hiệu quả các sản phẩm của cửa hàng.
Kỹ năng quan trọng nhất cho cửa hàng trưởng là gì?
1. Chăm sóc khách hàng
Chăm sóc khách hàng đóng vai trò quan trọng đối với bất cứ ai trong ngành bán lẻ, bán lẻ là phải đảm bảo mang lại cho khách hàng những trải nghiệm tuyết vời nhất. Vì vậy đấy cũng là kỹ năng đầu tiên yêu cầu đối với một cửa hàng trưởng. Dù đối tượng khách hàng là ai đi chăng nữa vẫn luôn có những thái độ nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ họ.
2. Kỹ năng lãnh đạo
Rất nhiều cửa hàng bán lẻ đã chuyển sang sử dụng phần mềm quản lý vì thao tác đơn giản hơn, tiết kiệm thời gian hơn cho bán hàng. Bạn cũng có thể nhanh chóng đăng ký dùng thử Miễn Phí tại đây để tự đánh giá phương án này nhé.
Nếu bạn là một người cửa hàng trưởng, không có gì ngạc nhiên khi phải giám sát nhân viên bán hàng. Vì thế bạn cần có kỹ năng lãnh đạo để có thể quản lý tốt nhân viên của mình. Cửa hàng trưởng nên có một bảng báo cáo theo dõi khả năng lãnh đạo của mình để cho thấy được mình đã khích lệ động viên nhân viên mình như thế nào
Theo ý kiến từ chuyên gia bán lẻ, một cửa hàng trưởng cần phải biết đánh giá điểm mạnh của người khác và nhìn nhận được cơ hội bán hàng của cửa hàng. Phụ thuộc mục tiêu phát triển của cửa hàng, cửa hàng trưởng sẽ chủ động đưa ra những kế hoạch hành động riêng cho nhân viên của mình. Ngoài ra, họ còn phải tạo ra được một môi trường đoàn kết để mọi người có thể làm việc với nhau một cách thoải mái và luôn xử lý tình huống xung đột giữa nhân viên một cách tính tế, kiên nhẫn và làm theo những kế hoạch đã đề ra để đem lại hiệu quả công việc cao nhất
Cửa hàng trưởng cũng có trách nhiệm đào tạo và phát triển nhân viên bán hàng của mình, đó là lý do bạn cần có nền tảng trong việc tuyển dụng và mạng lưới quan hệ tốt trong thị trường bán lẻ để có thể tìm được những ứng viên bán hàng phù hợp
3. Kỹ năng bán hàng
Dù bạn là một cửa hàng trưởng bạn cũng cần có kinh nghiệm bán hàng để có thể xử lý các tình huống của khách hàng trong bất cứ trường hợp nào. Với kỹ năng này, bạn có thể chứng tỏ năng lực của bạn đối với chủ cửa hàng và nhân viên bán hàng cũng sẽ tôn trọng bạn hơn. Tất nhiên chỉ có mỗi kỹ năng bán hàng của riêng mình là chưa đủ. Bởi lẽ cửa hàng trưởng cần phải tạo được đông lực để nhân viên bán được nhiều hàng. Vì vậy, kỹ năng lãnh đạo bán hàng đóng vai trò quan trọng đổi với cửa hàng trưởng để họ có thể đào tạo được nhân viên bán hàng đạt doanh số tốt.
4. Kỹ năng tổ chức
Ngành bán lẻ đang là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh và năng động. Để đạt được thành công trong lĩnh vực này, cửa hàng trưởng phải là những người có năng lực tổ chức đưa ra những kế hoạch phù hợp với cửa hàng của mình cũng như phù hợp với xu hướng của thị trường. Thị trường bán lẻ luôn thay đổi liên tục nên việc quản lý tổ chức bán lẻ cũng cần phải linh hoạt và tinh thần cửa hàng trưởng phải cứng rắn để ứng phó với mọi chuyện diễn ra hàng ngày.
5. Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp rất quan trong, khi cửa hàng trưởng cần phải tương tác với nhân viên bán hàng, khách hàng cũng như chủ cửa hàng Thực tế, cửa hàng trưởng là người đại diện cho chủ cửa hàng và đối mặt với các tình huống nội bộ giữa nhân viên với nhau cũng như tình huống của khách hàng, bao gồm cả mặt tiêu cực và mặt tích cực. Vì thế nên cửa hàng trưởng cần có kỹ năng giao tiếp tốt để xử lý các trường hợp một cách hiệu quả và chính xác.