Mở cửa hàng rửa xe ô tô cần những gì? Kinh nghiệm mở tiệm rửa xe Ô tô xe máy bạn cần biết

5/5 - (1 bình chọn)

Mở tiệm rửa xe ô tô cần bao nhiêu vốn mới đủ?

Mở tiệm rửa xe ô tô cần bao nhiêu vốn? Khác với kinh doanh online, bất cứ ngành nghề truyền thống nào cũng ưu tiên lựa chọn địa điểm kinh doanh trước nhất. Hầu như, số vốn đầu tư cho việc mở tiệm rửa xe ô tô cần lưu tâm đầu tiên là tiền bằng mặt tiếp theo sẽ là con người và cuối cùng là trang thiết bị.

Chi phí thuê địa điểm kinh doanh rửa xe ô tô

Hãy cùng xem xét vấn đề mặt bằng. Bạn phải xem xét địa điểm đó có đủ rộng để ô tô qua lại hay không, diện tích tối thiểu phải đạt 7* 10m2 nghĩa là 1 lúc tiệm phải chứa và rửa được 3 cái xe cùng lúc, còn phải có không gian dành cho khách ngồi chờ, bàn uống nước, nhà vệ sinh. Mặt bằng đó có cần phải chỉnh sửa nhiều hay ít, việc lắp đặt thiết bị, biển hiệu có thuận tiện không, giá điện nước,… phụ thuộc vào mỗi địa hình và kinh phí của mỗi người. Còn riêng tiền thuê mặt bằng thì tùy từng vị trí sẽ có giá khác nhau. Do đó phần kinh phí này rất khó có thể đưa ra một con số cụ thể được.

Địa điểm lựa chọn kinh doanh rửa xe ô tô khác hẳn với tiệm rửa xe máy. Xe máy loại phân khối lớn đi chăng nữa, diện tích cũng chỉ 10 – 15m2 là có thể thuận tiện cho việc rửa xe. Nhưng với xe ô tô thì tối thiểu cũng phải 50m2, chưa kể đến những loại 7 chỗ, 14 chỗ, 24 chỗ.

Phải nói rằng, mở tiệm rửa xe ô tô cần bao nhiêu vốn? Câu hỏi này phụ thuộc khá lớn vào tiền địa điểm phù hợp kinh doanh bạn có thể tìm được. Theo kinh nghiệm kinh doanh rửa xe ô tô của nhiều người, bạn có thể thuê những khu đất trống của các toà nhà chung cư chưa xây dựng hoặc những khu ngoại thành một chút đề đầu tư kinh doanh rửa xe ô tô nhé.

Chi phí đầu tư con người

Nhân lực thì đương nhiên là phải tuyển chọn những người thợ giỏi, có tinh thần trách nhiệm cao. Nghề rửa xe ô tô không quá đòi hỏi về tay nghề như sửa chữa ô tô hoặc thay mới phụ tùng ô tô. Nên bạn có thể thuê người theo chiến lược 2: 1 tức là cứ 2 thợ chuyên nghề rửa xe ô tô sẽ có 1 người biết kĩ thuật, thạo nghề sửa chữa để sẵn sàng phục vụ khi khách hàng yêu cầu.

Về số lượng thì phụ thuộc vào diện tích mặt bằng, nếu mặt bằng rộng thì rửa được nhiều xe, mỗi xe sẽ cần 3 người thạo việc cứ vậy nhân lên. Về chi phí thì phụ thuộc vào năng lực của thợ cũng như doanh thu mà bạn cân đối mức lương sao cho hợp lý. Thông thường có hai cách trả lương là theo tháng hoặc theo số lượng xe rửa được.

Mở cửa hàng rửa xe ô tô cần những gì? Kinh nghiệm mở tiệm rửa xe Ô tô xe máy bạn cần biết 1

Mở tiệm rửa xe ô tô cần bao nhiêu tiền mới đủ để bắt đầu

Đầu tư thiết bị rửa ô tô

Kinh doanh rửa xe ô tô cần bao nhiêu tiềnvà cần phải mua những thiết bị gì?

Máy rửa xe cao áp: Rửa xe ô tô cần máy cao áp có áp suất 90 – 120 bar giúp bạn xịt vết bẩn nhanh, sách, tiết kiệm thời gian, điện, nước và công sức tối đa. Không cần nhiều, chỉ cần rút túi khoảng 8- 15 triệu đồng là bạn có thể sở hữu một chiếc máy rửa xe chất lượng rồi.

Máy nén khí: Nếu cửa hàng bạn không đầu tư cầu nâng thì chỉ cần sắm một máy nén khí áp lực 8 – 12 bar, công suất 2 – 3 HP, bình chứa : 70 – 160 lít là ổn rồi, và giá của một máy nén loại này chỉ nằm trong ngưỡng 6 – 9 triệu đồng mà thôi.

Còn nếu cửa hàng có đầu tư cầu nâng 1 trụ thì buộc bạn phải sắm một máy nén khí áp lực 12 bar, công suất 3 HP và bình chứa 200 lít trở lên, và giá của loại máy nén khí này đương nhiên cao hơn, dao động trong khoảng 9 – 14 triệu đồng.

Cầu nâng rửa xe 1 trụ: Nếu tài chính có hạn thì khuyên bạn không cần thiết phải đầu tư loại thiết bị này. Còn tài chính cho phép thì bạn có thể tham khảo sản phẩm cầu nâng 1 trụ SPRO được sản xuất tại Việt Nam có giá hơn 50 triệu đồng một chút. Tuy chi phí đầu tư ban đầu cao nhưng bù lại đây sẽ là thiết bị đem lại sự tiện lợi khi làm việc cho bạn cũng như thể hiện sự chuyên nghiệp của cửa hàng.

Bình rửa xe bọt tuyết: Giá của loại thiết bị này phụ thuộc vào chất lượng cũng như dung tích, tuy nhiên cũng chỉ giao động trong khoảng 2,3 – 6 triệu đồng.

Máy hút bụi ( loại hút khô và hút ướt): Tùy loại và tùy túi tiền mà bạn chọn, máy hút bụi có giá thấp nhất là 2 triệu và cao nhất là 8 triệu đồng.

Các thiết bị khác: Máy giặt thảm – máy sấy thảm, súng xịt khô, khăn lau, hóa chất khử mùi, hóa chất bọt tuyết, hóa chất đánh bóng lốp,… Những dụng cụ này có giá thành rẻ nên bạn không cần quá bận tâm.

Với số lượng xe hơi phát triển như hiện nay, chắc hẳn việc kinh doanh rửa xe ô tô sớm muộn sẽ có nhiều cạnh tranh. Nếu có ý định kinh doanh trong nghề rửa xe ô tô, bạn nên đầu tư vào hệ thống rửa xe tự động. Đây là xu hướng của thế giới, và Việt Nam cũng khó thoát ra khỏi “vòng phát triển” chung của thế giới.

7 Kinh Nghiệm Mở Tiệm Rửa Xe Ô Tô Xe Máy Bạn Cần Biết

1. Lựa chọn loại hình rửa xe phù hợp

Đầu tiên, trước khi thiết lập và triển khai bất kỳ ý tưởng kinh doanh nào, bạn cần phải lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp trước đã.

Với việc mở cửa hàng rửa xe, có hai loại hình, một làtiệm rửa xe máy, hai làtiệm rửa xe ô tô.

Để lựa chọn loại hình rửa xe phù hợp, bạn cần phải tính toán và liên kết nhiều yếu tố khác nhau, những điều cần lưu ý ở đây là:

Sau khi bạn mường tựa tất cả các yếu tố trên, bạn sẽ lựa chọn loại hình dịch vụ rửa xe phù hợp. Thông thường, những khu vực có mặt tiền rộng, đường xá lớn, có nhiều ô tô qua lại, diện tích cửa tiệm lớn sẽ thích hợp để mở tiệm rửa xe ô tô. Những khu vực có đông dân cư, nhiều xe cộ qua lại, trong đô thị sẽ thích hợp để mở tiệm rửa xe máy.

2. Mở tiệm rửa xe cần bao nhiêu vốn?

Số vốn đầu tư để mở cửa tiệm chính là vấn đề được các chủ kinh doanh quan tâm trong quá trình xây dựng và lập kế hoạch trước kinh doanh. Theo tìm hiểu của Uplevo, bạn chỉ cần bỏ ra vốn đầu tư ban đầu trong khoảng dưới 50 triệu là có thể mở ngay một tiệm rửa xe ô tô, xe máy mà không cần phải lăn tăn quá nhiều.

Với số vốn trong khoảng từ10 – 20 triệu, bạn có thể mở dịch vụ rửa xe máy cho khách hàng có nhu cầu.

Với số vốn cao hơn, từ20 – 50 triệu, bạn yên tâm mở cửa tiệm rửa ô tô ở các khu vực có đường xá rộng rãi, đông xe hơi lưu thông.

Số vốn trên là đủ để bạn thuê mặt bằng, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng cần thiết cho dịch vụ rửa xe. Tuy nhiên, nếu bạn mong muốn đầu tư một lần cho việc sắm sửa đồ nghề hiện đại, chuyên nghiệp, số vốn có thể cao hơn. Bạn nên tham khảo kinh nghiệm, thông tin từ những người đi trước để có con số vốn chính xác nhất cho nhu cầu kinh doanh của mình.

3. Chi phí hoạt động của tiệm rửa xe

Sau khi tính toán vốn đầu tư ban đầu, bạn cũng cần phải xác định chi phí hoạt động của tiệm rửa xe theo tháng. Việc này là cần thiết để bạn xác định điểm hòa vốn, khi nào doanh nghiệp sinh lời, và thời điểm để mở rộng quy mô kinh doanh.

Thông thường, để hoạt động, các tiệm rửa xe máy, xe ô tô cần lưu ý các loại chi phí như sau:

Tùy từng quy mô và loại hình kinh doanh, các loại chi phí hoạt động của tiệm rửa xe lại khác nhau. Việc tính toán chi phí này cần rất nhiều thông tin và lời khuyên từ những người đi trước. Kinh nghiệm của họ sẽ đem lại cho bạn con số chính xác nhất để dự trù kinh phí hoạt động của tiệm theo từng tháng, quý và năm.

Theo tìm hiểu của Uplevo, trong một tháng, các loại chi phí bạn cần bỏ qua cho một tiệm rửa xe ô tô sẽ nằm trong khoảng:

Chi phí mặt bằng: 10 – 15 triệu đồng.

Chi phí nhân công: 12 – 18 triệu đồng (cho khoảng 2 – 3 người làm thuê).

Chi phí điện nước: 5 triệu đồng

Tổng cộng: 27 – 38 triệu đồng

4. Mở tiệm rửa xe cần giấy phép kinh doanh không?

Theo nghị định 39/2007/NĐ-CP, dịch vụ rửa xe là một hoạt động kinh doanh thương mại độc lập, thường xuyên. Do đó, chủ cửa tiệm rửa xekhông cần thiếtphải đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, nếu bạn mở rộng quy mô kinh doanh của cửa tiệm, hình thành chuỗi cửa hàng, bạn nên cân nhắc tới việc đăng ký giấy phép kinh doanh để thuận tiện cho hoạt động thương mại của mình, tránh những phiền phức không đáng có sau này. Loại hình phù hợp cho tiệm rửa xe là hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân, hoặc công ty TNHH.

Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam theo chùm bài viết về Luật Kinh doanh của Uplevo, bao gồm:

5. Lựa chọn mặt bằng mở tiệm rửa xe

Mặt bằng là một trong những yếu tố quan trọng nhất cho một tiệm rửa xe, dù là rửa xe máy hay rửa xe ô tô. Qua tìm hiểu thông tin, Uplevo gửi tới bạn một vài tiêu chí về mặt bằng để bạn tham khảo và lựa chọn.

Mặt bằng sát đường lớn, có lượng xe lưu thông cao

Điều đầu tiên bạn cần phải lưu tâm khi lựa chọn mặt bằng cửa tiệm, đó chính là nó phải nằm ở khu vực có mặt đường lớn, các xe có thể lưu thông 2 chiều, thuận tiện vào ra trước và sau khi rửa xe.

Quan trọng hơn, khu đó phải có lượng xe lưu thông cao, đông người qua lại, tiếp cận được nhiều lượt khách từ khu vực lân cận, cũng như đang lưu thông trên đường, có nhu cầu làm sạch xe.

Diện tích mặt bằng rộng, có chỗ đỗ xe

Điều này là vô cùng cần thiết, nhất là với các tiệm rửa xe ô tô. Quá trình rửa xe có thể mất từ 15 đến trên 30 phút cho một lần chăm sóc. Nếu không có chỗ đỗ xe và mặt bằng rộng rãi, rất có thể bạn sẽ mất đi lượng khách hàng tiềm năng khi không có chỗ cho họ chờ đợi đến lượt xe của mình được rửa.

Đó là chưa kể sau này khi hoạt động kinh doanh của bạn khấm khá, bạn cũng có nhu cầu để mở rộng cửa tiệm. Một mặt bằng chật hẹp chắc chắn sẽ cản trở cơ hội phát triển của bạn.

Liền kề khu đông dân cư

Một bộ phận khách hàng không nhỏ của cửa tiệm rửa xe đến từ người dân khu vực chung quanh. Họ tranh thủ thứ bảy, chủ nhật cuối tuần để rửa cũng như chăm sóc cho chiếc xe máy, xe ô tô thân yêu của mình.

Người dân thì luôn ưa thích những dịch vụ mang tính tiện lợi, giá rẻ. Chính vì vậy, bạn đừng bỏ qua những tiềm năng mà đối tượng khách hàng sống ở khu vực gần kề này đem lại. Lựa chọn mặt bằng gần chung cư, khu tập thể là lựa chọn sáng suốt và thông minh để tối đa hóa doanh thu cho cửa tiệm.

Liền kề khu vui chơi, giải trí

Một điều hiển nhiên, là khu vực có các công trình vui chơi giải trí (kiểu trung tâm thương mại, siêu thị) luôn có lượng xe cô qua lại ở mức độ cao. Lựa chọn mặt bằng ở khu vực này là cơ hội tốt để bạn có được số lượng khách hàng nhiều hơn so với các địa điểm mặt bằng khác.

Tránh xa khu hẻo lánh, ít người qua lại

Những khu vực ít người qua lại, xa trung tâm như khu nghỉ dưỡng không nên là lựa chọn để chủ cửa tiệm rửa xe cân nhắc. Khu vực này thường có số lượng người dân sinh sống ở mức thưa, ít di chuyển, nên không có nhiều nhu cầu rửa và chăm sóc xe.

Ước tính diện tích mặt bằng tiệm rửa xe phù hợp

Với cửa tiệm xe máy, diện tích mặt bằng phù hợp nằm trong khoảng 40 m2 là thích hợp.

Diện tích mặt bằng cho tiệm rửa xe ô tô nhất định phải từ 50 m2 đến 100 m2 để đáp ứng khu vực đặt trang thiết bị, khu vực đỗ xe rộng rãi.

Ngoài vấn đề về diện tích, chủ tiệm rửa xe cần phải chú ý tới các vấn đề như vệ sinh của tiệm (có hệ thống thoát nước tốt, không để cửa hàng trong tình trạng trũng nước), có chỗ để khách ngồi chờ, có nhà vệ sinh,…

6. Trang thiết bị cần thiết cho cửa tiệm rửa xe

Cũng giống như những ngành nghề dịch vụ khác, bạn cũng cần phải trang bị cho mình những máy móc, thiết bị cần thiết cho cửa tiệm rửa xe của mình. Những công cụ đó bao gồm:

Máy rửa xe

Thiết bị cần thiết đầu tiên mà bất kỳ chủ tiệm rửa xe nào cũng cần phải có, đó là máy xịt rửa xe.

Bạn cần lựa chọn máy rửa xe có áp lực phun nước trong khoảng 80 – 90 bar, với lượng nước phun là 14 – 15 lít trong 1 phút. Đây là lượng áp lực và lưu lượng nước đủ để có thể rửa sạch xe.

Áp lực phun nước quá lớn có thể khiến lớp sơn xe máy và hoặc ô tô bị bong tróc theo. Vì vậy, bạn nên cân nhắc lựa chọn máy xịt rửa xe phù hợp. Áp lực vượt quá ngưỡng sẽ nằm trong khoảng 300 bar.

Tất nhiên, trong quá trình rửa xe, sử dụng máy xịt là không đủ, bạn cần lau chùi xe bằng cọ rửa và bọt tuyết. Chắc chắn khách sẽ hài lòng với dịch vụ mà cửa tiệm bạn đã cung cấp.

Lưu ý:Vì được sử dụng liên tục nên máy rửa xe rất có khả năng bị hao mòn. Nhất là với máy bơm rửa xe dây đai (máy bơm đầu liền thì ít hơn). Bạn nên thay dầu và nhớt định kỳ theo quý (3 tháng), 6 tháng hoặc theo năm để thiết bị của mình được hoạt động tốt nhất.

Máy nén khí

Trên thị trường đang cung cấp rất nhiều máy nén khí có thể đáp ứng nhu cầu rửa xe của cửa tiệm bạn.

Đối với tiệm rửa xe máy, bạn chỉ cần máy nén khí có công suất từ 2 đến 3 HP, áp lực khí ra trong khoảng 8 – 12 bar, với bình chứa khí từ 70 -160 lít.

Với tiệm rửa xe ô tô, máy nén khí cần công suất trên 3 HP, áp lực trong khoảng 12 bar, bình chứa có lưu lượng khí trên 200 lít.

Bạn có thể lựa chọn máy nén khí 1 pha, hoặc 3 pha tùy vào nhu cầu kinh doanh của cửa tiệm mình.

Bình phun bọt tuyết

Bạn lựa chọn loại bình có dung tích chứa phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình:

Nếu cửa tiệm đón tầm 50 xe một ngày, bình phun có dung tích khoảng 30 lít là đủ.

Nếu số lượng xe là trên 50 chiếc/ngày, dung tích bình phải đạt trên 40 lít.

Cầu nâng xe

Cầu nâng xe sẽ làm hoạt động rửa xe được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, giá thành của thiết bị này là cao, trong khoảng trên dưới 60 triệu đồng. Đồng thời, cầu nâng xe cũng đòi hỏi diện tích cửa tiệm bạn phải rộng để có thể hoạt động. Bạn cần cân nhắc khi sắm loại thiết bị hỗ trợ này.

Ben nâng rửa xe

Đây là thiết bị thích hợp cho các tiệm rửa xe máy, bởi sự tiện dụng cho việc vệ sinh phần dưới xe, không chiếm quá nhiều diện tích, và tạo cảm giác chuyên nghiệp cho cửa tiệm. Giá của ben nâng dao động trong khoảng 1 – 1,5 triệu đồng cho 1 bộ trên thị trường (chưa bao gồm công lắp đặt).

Hiện có hai loại ben nâng để bạn lựa chọn: Ben nâng thủy lực và ben nâng hơi. Tùy vào điều kiện kinh tế và nhu cầu kinh doanh mà bạn có thể lựa chọn thiết bị phù hợp nhất.

Dây hơi tự rút

Dây hơi tự rút là thiết bị cần thiết cho hoạt động rửa xe. Trên thị trường đang cung cấp các loại dây được làm bằng chất liệu PVC, Pu, Braid có độ bền cao, có chiều dài đa dạng từ 6 đến 20m, đường kính tầm 6,5 – 10 mm, vỏ bằng nhựa hoặc sắt, chịu lực tốt.

Giá thành thiết bị này trên thị trường rơi vào khoảng 900.000 – 2.000.000 đồng, tùy mẫu mã và chiều dài của dây hơi.

Máy hút bụi tự động

Với tiệm rửa xe ô tô, xe tải, chủ tiệm cần trang bị thêm máy hút bụi để làm sạch khu vực phía trong xe. Dung tích phù hợp cho tiệm rửa xe là trong khoảng 30 lít. Cao hơn thì tốt hơn, nhưng cồng kềnh và phức tạp hơn, chủ tiệm nên cân nhắc khi lựa chọn.

Máy hút dầu xe

Trong quá trình vệ sinh xe, chủ tiệm có thể đề nghị chủ xe hút lượng dầu thừa để xe được hoạt động tốt và an toàn hơn. Có hai loại máy hút dầu trên thị trường, là máy hút bằng khí nén và máy hút bằng điện.

Máy hút bằng khí thì chậm hơn nhưng an toàn hơn. Máy hút bằng điện thì nhanh hơn nhưng nguy hiểm hơn. Chủ tiệm căn cứ vào quy mô hoạt động kinh doanh của mình để lựa chọn.

7. Đội ngũ nhân sự của tiệm rửa xe

Trong một tiệm rửa xe quy mô nhỏ, số lượng nhân viên hoạt động có thể trong khoảng từ 2 đến 3 người làm việc túc trực. Lương cho mỗi nhân viên cũng trong khoảng từ 5 đến 6 triệu cho một người.

Tổng chi phí nhân lực của cửa hàng quy mô nhỏ có thể rơi vào khoảng từ 12 đến 18 triệu đồng/tháng. Tất nhiên, thợ rửa xe phải nắm vững các yêu cầu kỹ thuật về phun rửa và nguyên tắc hoạt động của máy móc thiết bị trong quán. Thái độ tiếp khách phải nhiệt tình, chu đáo. Trang phục nên có đồng phục riêng, thể hiện sự chuyên nghiệp của cửa tiệm.

Lưu ý nhằm giúp bạn tối đa hóa doanh thu tiệm rửa xe

Bên cạnh dịch vụ rửa xe, bạn nên cân nhắc cả hoạt động sửa và chăm sóc xe máy, xe ô tô định kỳ. Những hoạt động này bao gồm thay dầu thải, sửa chữa xe, thay lớp phim chống nắng cho xe ô tô,…

Đây là cơ hội để cửa tiệm bạn cung cấp dịch vụ kinh doanh theo gói, tối đa hóa doanh thu của khách hàng có sẵn, nâng cao trải nghiệm sử dụng dịch vụ của khách hàng và nâng tầm mức độ chuyên nghiệp của cửa tiệm lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, việc bổ sung các dịch vụ gia tăng đòi hỏi thợ rửa – sửa xe phải có trình độ chuyên môn tốt hơn, mức lương cao hơn, số lượng nhân viên túc trực trong ca nhiều hơn.

Ngoài ra, với sự phát triển của mạng Internet, bạn cần phải có các phần mềm bán và chăm sóc khách hàng để nâng cao hiệu quả cửa tiệm. Bạn có thể tham khảo thêm: Top 15 Phần Mềm Quản Lý Bán Hàng Tốt Nhất Hiện Nay.

Nguồn: //www.sapo.vn/ & //www.uplevo.com/

Exit mobile version