Tôi muốn mở nhà phân phối sơn A? Tôi muốn mở đại lý cấp 1 sơn D? Tôi muốn làm đại lý cấp 2 sơn M? Hay tôi muốn mở đại lý bán sơn K độc quyền khu vực này có được không?
Còn rất nhiều câu hỏi khác nữa mà theo người viết để trả lời cần phải có thời gian và mức độ ham hiểu thị trường mới có thể tư vấn được cho người có nhu cầu làm đại lý sơn nước hay sơn nhà. Ta có thể tìm hiểu một số vấn đề trong việc mở đại lý bán sơn nước của các nhà sản xuất sơn.
Các bước xác định trước khi mở đại lý
Nhiều người mở “đại lý sơn” thường băn khoăn: “Tôi muốn mở đại lý sơn không biết bắt đầu từ đâu.” Việc kinh doanh nào cũng có sự phức tạp riêng. Quan trọng nhất bạn cần biết trước khi kinh doanh bất cứ sản phẩm dịch vụ nào khác điều đầu tiên phải khảo sát xem nó có khả thi hay không? Bằng cách hỏi bạn bè, người thân xem như thế nào.
Khảo sát địa điểm mình muốn kinh doanh xem ở đó có thật sự có nhu cầu hay không? Và bao nhiêu cơ sở kinh doanh mặt hàng mình định kinh doanh? Và họ kinh doanh thương hiệu nào? dòng nào? giá cả trung bình là bao nhiêu? Sau đó, bạn ước lượng thu nhập bình quân của khu vực đó khoảng bao nhiêu? Có phù hơp với mục tiêu kinh doanh của mình? Các bước cần xác định khi mở cửa hàng đại lý sơn như sau:
- Xác định khu vực thị trường sẽ bán
- Nhu cầu thị trường của khu vực đó
- Mức vốn ban đầu bỏ ra
- Mức vốn lưu động để kinh doanh (tiền nhập hàng theo đơn hàng, tiền nợ…)
- Mức lợi nhuận mà một thương hiệu sơn mang lại là bao nhiêu
- Chất lượng hãng sơn mình muốn làm đại lý
- Quy chế của nhà sản xuất sơn đó
- Cơ chế hỗ trợ đại lý sơn của nhà sản xuất
- Giá cả có cạnh tranh trên thị trường không
- Thương hiệu mạnh hay yếu hay mới sản xuất
- Khả năng chịu được mức doanh số của mình
- Phải hiểu thế nào là sơn tường nhà hay sơn nước gồm những sản phẩm gì?
Mở cửa hàng sơn cần bao nhiêu vốn?
Cơ chế mở đại lý sơn tường với các hãng
Một nhà sản xuất khi sản xuất ra một nhãn hiệu sơn cần phát triển thị trường để sản phẩm đó được đến tay người tiêu dùng. Để làm được điều đó các nhà sản xuất phải mở các đại lý bán sản phẩm cho mình tại các khu vực thị trường khác nhau. Cơ chế mở đại lý sơn tưởng của các hãng thường chỉ có hai loại: hãng có máy pha màu và hãng không có máy pha màu.
Cơ chế chung
Mở đại lý sơn tường trước tiên bạn cần ký hợp đồng đại lý và cam kết mức doanh số bán trong một năm bằng số tiền thu về khi trừ hết các khuyến mãi, chiết khấu sơn.
Sau khi kí hợp đồng mở đại lý, bạn có thể chọn lựa đơn hàng đầu tiên làm hàng mẫu, trưng bày theo số lượng quy định tuỳ vào từng hãng. Cung cấp biển bảng, catalogue màu, quạt màu (cây màu), bảng báo giá đại lý, bảng báo giá bán lẻ…Những hỗ trợ của nhà sản xuất nhằm cung cấp cho đại lý đến mức tốt đa lợi ích khi làm thị trường bán lẻ sơn.
Cơ chế riêng khi mở đại lý sơn tường
Với những sản phẩm sơn có máy pha màu đại lý sơn tường cần đăng ký máy pha màu đồng thời đặt cọc tiền máy tùy vào từng nhà sản xuất. Với những sản phẩm sơn không có máy pha màu, bạn có thể nhập đơn hàng đầu tiên theo định giá đơn hàng hoặc theo cơ cấu sản phẩm sản phẩm.
Nhìn chung, cơ chế mở đại lý sơn không mấy phức tạp cái cốt yếu chính là việc sau khi mở của hàng sơn thì đại lý bán thế nào. Có đại lý mở ra bán rất tốt, nhưng có đại lý mở ra không bán được hoặc bán túc tắc, nguyên nhân tại sao? Sapo sẽ chia sẻ với các bạn trong một bài viết khác nhé.
Mở đại lý phân phối sơn cần bao nhiêu vốn
Các chi phí cần thiết khi kinh doanh mở đại lý sơn
Như vậy bạn có thể trả lời được câu hỏi mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn, dưới đây Thế Hệ Khởi Nghiệp phân tích chi tiết các khoản chi phí cần thiết khi kinh doanh mở đại lý sơn đối với các đại lý sơn cấp 1 và cấp 2 ở thời điểm hiện nay.
Tiền vốn nhập hàng sơn ban đầu
Tiền vốn nhập hàng ban đầu chính là khoản chi phí lớn nhất khi bạn mở đại lý kinh doanh sơn, đó là số tiền để bạn mua sơn từ các nhà sản xuất sơn để kinh doanh. Tùy theo số lượng hàng nhập về, quy mô cửa hàng cùng với giá bán sơn từ các nhà cung cấp mà số tiền nhập hàng bạn phải chuẩn bị có thể khả năng. Chi phí nhập hàng ban đầu cho đơn hàng đầu tiên rơi vào khoảng từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Bạn nên nhập đa dạng các màu sơn và dòng sản phẩm sơn khác nhau của nhà sản xuất để khách hàng có thể thuận tiện trong việc lựa chọn. Khi hết hàng, cần bổ sung hàng ngay, số vốn để nhập hàng cho các đợt sau có thể ít hơn tuy nhiên bạn cần chuẩn bị một khoản tiền vốn nhập hàng dự phòng để có thể chủ động trong việc nhập hàng cho đại lý sơn.
Chi phí nhập hàng là khoản chi phí lớn mà bạn cần chuẩn bị khi kinh doanh mở đại lý sơn đồng thời tùy theo quy mô cửa hàng nên nhập số lượng và các dòng sản phẩm phù hợp.
Tiền vốn nợ tồn đọng
Một khoản vốn khác bạn cần xác định kinh doanh khi chưa biếtmở đại lý sơn cần bao nhiêu vốnđó chính là tiền vốn nợ tồn đọng. Đây là số vốn mà các đại lý sơn cần dự trù cho hoạt động kinh doanh đồng thời là khoản vốn dự phòng trong các trường hợp khách hàng nhập hàng nhưng chưa thanh toán ngay hoặc chỉ thanh toán một phần bởi đặc thù của kinh doanh sơn và kinh doanh ngành nghề xây dựng nói chung là có rất nhiều khách hàng có nhu cầu nhập hàng trước, sau khi quyết toán hay nghiệm thu công trình xong thì mới thanh toán tiền lấy hàng cho các đại lý sơn. Các chủ thầu hoặc chủ hộ thường thanh toán tiền cho đại lý sơn sau khi hoàn thiện công trình hoặc được giải ngân theo từng giai đoạn nhất định của công trình hay dự án.
Chính vì vậy nếu trong trường hợp khách hàng không thanh toán ngay mà một khoảng thời gian sau mới thanh toán tiền sơn thì bạn phải chuẩn bị một nguồn vốn dự trù cho vấn đề này bởi bạn không thể chờ khách hàng trả nợ rồi mới nhập hàng tiếp mà phải chịu thêm số tiền này vào số vốn bỏ ra lúc nhập hàng đồng thời xác định một khoản có thể bị đọng vốn trong quá trình kinh doanh. Điều này khiến cho số vốn ban đầu của bạn phải tăng lên và điều chỉnh cho phù hợp khi còn băn khoăn mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn.
Các chi phí khác khi mở đại lý sơn
Bên cạnh số vốn cho việc nhập hàng và số vốn dự phòng cho việc nợ đọng của khách hàng thì khi kinh doanh mở đại lý sơn nhưng chưa biếtmở đại lý sơn cần bao nhiêu vốnthì bạn còn cần lên kế hoạch cho các khoản chi phí khác. Trong đó bao gồm chi chí thuê mặt bằng kinh doanh và trang trí cửa hàng cùng với đó là mua sắm các trang thiết bị phục vụ kinh doanh và trưng bày sản phẩm sơn, chi phí thuê nhân viên (nhân viên kinh doanh, nhân viên kế toán, nhân viên giao hàng để đảm bảo hoạt động cho đại lý sơn), chi phí Marketing (làm bảng biển hiệu, làm banner quảng báo, làm brochure, phát tờ rơi, thiết kế website đại lý sơn, SEO Google hay chạy quảng cáo Google Adwords giúp thu hút khách hàng đến với cửa hàng sơn của bạn), chi phí quan hệ với khách hàng, đối tác, chi phí cho điện nước, vật tư,…
Khi kinh doanh mở đại lý sơn, bạn nên chú trọng đến việc Marketing cho cửa hàng đồng thời tìm kiếm các khách hàng tiềm năng và mở rộng quan hệ với đối tác.
Ngoài ra nếu chưa biết mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn thì một khoản chi phí khác bạn cần tính đến đó chính là tiền vốn lưu động, bạn phải luôn chuẩn bị một khoản vốn dự phòng rủi ro hoặc các khoản chi tiêu phát sinh trong quá trình kinh doanh, đặc biệt là khi cần nhập hàng số lượng lớn đáp ứng đơn hàng của khách hàng hoặc cần phát sinh chi phí thêm cho hoạt động kinh doanh. Số tiền bạn cần chuẩn bị cho các chi phí này khoảng 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng tùy theo quy mô của đại lý.
Tôi muốn mở đại lý kinh doanh sơn cần thủ tục và điều kiện gì?
1. Điều kiện mở cửa hàng và làm đại lý sơn
Có mặt bằng kinh doanh
Đây là điều kiện bắt buộc để có thể mở cửa hàng kinh doanh sơn. Vị trí nằm trên những con đường lớn, giao thông thuận tiện, đông người qua lại. Diện tích đủ lớn để có thể kinh doanh buôn bán (Nhiều đơn vị yêu cầu diện tích tối thiểu là từ 50 – 70m2, tùy từng hãng sơn).
Sở hữu số vốn vừa đủ
Những khoản phí ban đầu để đầu tư cho cửa hàng sơn là khá lớn. Nếu bạn có đủ số vốn cần thiết thì có thể trở thành đại lý cấp 1 của hãng sơn và nhận kèm những ưu đãi từ các chương trình khuyến mại của hãng.
Nên tích góp một số vốn đủ lớn để kinh doanh sơn
Đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu hàng tháng
Đây là điều bạn cần phải nắm rõ khi muốn làm đại lý bán sơn. Khi mở cửa hàng bán sơn cho một nhãn hàng cụ thể bạn phải hoàn thành chỉ tiêu được đặt ra trong thời gian dài để được làm đại lý cho họ.
2. Cách làm thủ tục khi muốn mở đại lý sơn
Người chủ kinh doanh/ đại diện cho cửa hàng có nhiệm vụ gửi giấy đề ghị đăng ký hộ kinh doanh đến phòng ĐKKD quận/huyện nơi mở cửa hàng.
Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, phòng ĐKKD quận/huyện sẽ trao giấy biên nhận, sau đó trong 05 ngày làm việc kể từ ngày trao giấy biên nhận, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
II. Tư vấn: Mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn?
Theo kinh nghiệm mở cửa hàng sơn được các chủ cửa hàng chia sẻ thì cần một số vốn khoảng 100 – 200 triệu để trở thành đại lý cấp 1, 40 – 80 triệu cho đại lý cấp 2. Số vốn này để đầu tư vào các khoản khác nhau, bao gồm:
1.Phí mặt bằng, sắm thiết bị, thuê nhân viên và Marketing
Bạn sẽ mất phí thuê mặt bằng (nếu chưa có sẵn mặt bằng) và trang trí cửa hàng cùng với đó là mua sắm các trang thiết bị phục vụ kinh doanh và trưng bày sản phẩm sơn (Giá kệ bày hàng, máy tính, máy quét,…) và chi phí thuê nhân viên (nhân viên kinh doanh, nhân viên kế toán, nhân viên giao hàng để đảm bảo hoạt động cho đại lý sơn).
Mặt bằng cửa hàng sơn thông thoáng
Ngoài ra, bạn có thêm chi phí Marketing (làm bảng biển hiệu, làm banner quảng cáo, phát tờ rơi, website đại lý sơn, Seo Google, quảng cáo Google Adwords để thu hút khách hàng đến với cửa hàng sơn của bạn),…
2. Khoản chi phí nhập hàng ban đầu
Đây là khoản phí lớn nhất khi bạn muốn mở đại lý kinh doanh sơn, đó là số tiền để bạ mua sơn từ các nhà sản xuất sơn. Dự tính chi phí nhập hàng ban đầu cho đơn hàng đầu tiên rơi vào khoảng từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng (Tùy vào quy mô cửa hàng mà mức phí sẽ giao động)
Lưu ý: Hãy nhập đa dạng các loại màu sơn, các dòng sản phẩm khác nhau để khách hàng có sự lựa chọn đa dạng hơn.
3. Chi phí dự phòng cho kinh doanh sơn tường
Bạn phải luôn chuẩn bị một khoản vốn khoảng 50 triệu dự phòng trở lên để chi vào rủi ro hoặc các khoản chi tiêu phát sinh trong quá trình kinh doanh, chẳng hạn khi cần nhập hàng số lượng lớn đáp ứng đơn hàng của khách hàng hoặc cần phát sinh chi phí thêm cho hoạt động kinh doanh.
III. Đúc rút 3 kinh nghiệm mở đại lý sơn cần biết
1. Khảo sát và nhạy bén với thị trường
Theo kinh nghiệm kinh doanh sơn nước của nhiều người thì đây là việc làm quan trọng để biết được khu vực bạn muốn kinh doanh đã có cửa hàng sơn nào chưa? Mặt hàng họ chủ yếu kinh doanh là loại sơn nào? Mức giá trung bình là bao nhiêu? Hay khu vực bạn định mở cửa hàng tình trạng dân cư thế nào,… Từ đó rút ra những hướng đi đúng đắn và hợp lý.
Bên cạnh đó, bạn cần học tập bổ sung kiến thức kinh doanh để luôn nhạy bén với thị trường và tích lũy, học hỏi thêm những kinh nghiệm kinh doanh.
2. Tìm nhà phân phối sơn có nguồn hàng giá tốt, chất lượng cao
Trong kinh doanh nói chung và mở đại lý bán sơn nói riêng thì tìm nguồn lấy hàng luôn quan trọng, làm sao để vừa có giá ưu đãi tốt, vừa đảm bảo về chất lượng sản phẩm. Ở thị trường Việt Nam hiện nay có vô vàn các hãng sơn lớn, nhỏ khác nhau, cơ bản sẽ được phân chia thành các loại như sau:
Lưu ý:Có 3 yếu tố để bạn chọn hãng sơn phù hợp, đó là thương hiệu, chất lượng, chiết khấu, cụ thể như sau:
+ Về thương hiệu:
Nến chọn những hãng sơn có thương hiệu sẽ là một lợi thế cực lớn, vì hình ảnh thương hiệu, quảng cáo, người tiêu dùng đã biết rõ, nên việc bán hàng sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn. Bạn có thể mở đại lý sơn Dulux hoặc Mykolor.
+ Về chất lượng:
Muốn kinh doanh bền vững bạn nên đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Bạn cần phải kiểm soát và đánh giá chất lượng sơn thường xuyên. Nếu không có kinh nghiệm trong việc kiểm tra chất lượng của sơn thì hãy nhờ một người thợ lâu năm giúp đỡ, từ đó lựa chọn những loại sơn của đơn vị uy tín.
+ Mức chiết khấu:
Vì mức chiết khấu của mỗi hãng sơn một khác nhau và chênh lệch với nhau không nhỏ nên bạn cần cân nhắc đến yếu tố này. Tuy nhiên đừng quá phụ thuộc tới nó mà chọn những sản phẩm sơn chất lượng thấp.
3. Tận dụng tối đa các kênh bán hàng
Bạn nên tận dụng các kênh bán hàng Online vì đây là xu hướng rất thịnh hành hiện nay. Có thể tận dụng Facebook, Zalo hoặc đầu tư thiết kế Website bán hàng,…
Kết hợp bán hàng Online là cần thiết nên làm, tuy vậy khách hàng muốn đến tận cửa hàng để lựa chọn và xác định chất lượng sản phẩm vì thế hãy lên kế hoạch quảng cáo trực tiếp tại cửa hàng dưới các hình thức như làm biển bảng khi có ưu đãi hoặc phát tờ rơi để thu hút khách hàng đến trực tiếp cửa hàng lựa chọn.
Bán sơn online trên Shopee
IV. “Bỏ túi” 3 lời khuyên khi mở đại lý kinh doanh sơn nước
1. Trưng bày sản phẩm ấn tượng
Nếu đã xác định kinh doanh lâu dài và thu hút khách hàng thì không nên bỏ qua việc trưng bày sản phẩm để vừa đẹp, vừa khoa học. Bạn hãy bày các loại sơn cùng một thương hiệu vào một khu và chia nhỏ ra các dòng sơn khác nhau. Những loại sơn nào bán chạy nên bày ở khu ngoài để khách hàng dễ dàng lựa chọn hơn. Cửa hàng phải được bố trí, sắp xếp gọn gàng, khoa học.
2. Áp dụng chiết khấu và quà tặng
Khách hàng luôn muốn mua hàng với một mức giá tốt nhất vì vậy chủ cửa hàng nên thường xuyên đưa ra các chương trình ưu đãi trong các dịp lễ tết, tháng vàng, tuần lễ vàng,… để kích thích nhu cầu của người mua hàng nhiều hơn.
3. Đầu tư giá kệ trưng bày sản phẩm
Hãy trở nên thông thái ngay từ đầu, nên lựa chọn loại giá kệ trưng bày sơn phù hợp như:Kệ siêu thị tôn lưới; Kệ tôn đục lỗ; Kệ tôn liền; Kệ sắt V lỗ đa năng,… Đây là những mẫu kệ bạn hoàn toàn có thể sử dụng để biến cửa hàng sơn trở nên chuyên nghiệp và ấn tượng với khách hàng.
Kệ tôn lưới sau khi trưng bày sơn
Như vậy bài viết đã giúp bạn những thông tin cần thiết khimở đại lý sơn. Quan trọng nhất là bạn có đủ vốn, mặt bằng thuận lợi và chiến lược kinh doanh rõ ràng thì việc thành công sẽ rất nhanh chóng.
Ngoài ra, để kinh doanh thu lợi nhuận bạn chú ý đến kinh doanh đa dạng trên các kênh bán hàng và có kế hoạch Pr cửa hàng để thu hút khách. Đồng thời chăm chút đến hình thức cửa hàng để thêm bắt mắt và chuyên nghiệp.