Phân tích môi trường vi mô là gì? Các yếu tố thuộc môi trường vi mô

5/5 - (5 bình chọn)

Môi trường vi mô là gì?

Môi trường vi mô là các yếu tố nằm bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức.

Vai trò của môi trường vi mô trong kinh doanh

Môi trường vi mô ảnh hưởng đến thành công của kinh doanh. Tất cả các kế hoạch, chiến lược và mục tiêu Marketing được thực hiện thông qua các thành phần thuộc môi trường vi mô. Do đó, bộ phận điều hành của doanh nghiệp nơi thực hiện thực tế các ý tưởng, suy nghĩ và khái niệm được thực hiện và dựa trên diễn biến và tình trạng của các thành phần thuộc môi trường vi mô.

Vai trò của môi trường vi mô trong kinh doanh (Ảnh: Lynda)

Hơn nữa, môi trường vi mô đóng vai trò phục vụ như một hướng dẫn cho các chính sách truyền thông trong tương lai của một tổ chức. Với tất cả các vai trò như vậy, môi trường vi mô đóng vai trò không thể thiếu trong việc hiện thực hóa tiềm năng hiện tại và quyết định tương lai của một doanh nghiệp.

Các yếu tố thuộc môi trường vi mô

Khách hàng

Khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình, các công ty, doanh nghiệp là người tiêu dùng cuối cùng. Khách hàng là động lực phát triển cho doanh nghiệp được coi như các “thượng đế”. Khách hàng có tiềm năng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh bằng cách tăng nhu cầu của họ và đồng thời một tổ chức có thể phá sản khi các khách hàng tẩy chay các sản phẩm của doanh nghiệp.

Trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay, khách hàng có đa dạng các lựa chọn. Do đó, thách thức thực sự của một nhà Marketer là giữ chân người tiêu dùng trong hoạt động kinh doanh của công ty và nỗ lực hình thành nhóm tiêu dùng, nghĩa là một người tiêu dùng có ảnh hưởng đến một số người khác để mua sản phẩm của công ty.

Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh được chia thành: đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đối thủ cạnh tranh gián tiếp. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là các công ty, doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ tương đồng với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Còn đối thủ cạnh tranh gián tiếp là các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ thay thế cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Dù trực tiếp hay gián tiếp, đối thủ cạnh tranh đều là mối đe dọa đối với sự tồn tại của mọi tổ chức. Họ luôn tìm cách để thu hút các khách hàng của bạn, do vậy đòi hỏi doanh nghiệp luôn cần xác định các đối thủ cạnh tranh của mình là ai? Họ có điểm mạnh và điểm yếu như thế nào với doanh nghiệp bạn? Thường xuyên theo dõi họ để đưa ra chiến lược Marketing để cạnh tranh, thu hút và giữ chân các khách hàng.

kinh doanh online cần những gì

Các yếu tố thuộc môi trường vi mô (Ảnh: Lynda)

Nhà cung cấp

Họ là những người cung cấp sản phẩm trung gian cho các nhà sản xuất hàng hóa thành phẩm. Các nhà cung cấp là một mắc xích quan trọng trong việc đưa giá trị của sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng. Họ cung cấp cho doanh nghiệp những nguyên vật liệu cần thiết để doanh nghiệp cho ra sản phẩm/dịch vụ. Ví dụ, một công ty sản xuất máy tính hoặc máy tính xách tay sẽ lấy tất cả các bộ phận cần thiết và công nghệ từ các nhà cung cấp của nó.

Đại lý và nhà phân phối

Với sự giúp đỡ của các đại lý và nhà phân phối, một công ty chuyển các sản phẩm của mình từ các đơn vị sản xuất ra thị trường. Vì nhóm này đại diện cho công ty, vai trò tích cực của họ trong việc cung cấp sản phẩm cho người dùng cuối và đảm bảo rằng hàng hóa có trong kho và dễ dàng có sẵn trong các cửa hàng, bán lẻ hoặc các điểm truy cập khác là rất quan trọng đối với cơ sở kinh doanh.

Nhà đầu tư

Nhà đầu tư là tài sản chính của một tổ chức. Càng đầu tư nhiều, công ty càng có khả năng chi tiêu, cải thiện trong các bộ phận khác nhau. Mối quan hệ nhà đầu tư là rất quan trọng trong bối cảnh ngày nay. Nếu họ hài lòng với hiệu suất sản phẩm và nhận được ROI thường xuyên, họ sẽ đầu tư số tiền cao hơn để có nhiều lợi nhuận hơn.

Do đó, bên cạnh việc làm hài lòng khách hàng, các công ty cũng cần chăm sóc các nhà đầu tư để giữ chân họ và thúc đẩy các nhà đầu tư chi “mạnh tay” hơn vào các ý tưởng Marketing của doanh nghiệp.

Công chúng

Để duy trì lâu dài, các công ty phải xem xét một yếu tố lớn hơn của môi trường vi mô chính là công chúng. Mặc dù các công ty có tập khách hàng mục tiêu nhất định, tuy nhiên, sự tồn tại của công chúng sẽ tạo nên nhận thức chung về hình ảnh thương hiệu hoặc công ty hoặc chính sản phẩm.

Các nhóm công chúng rất đa dạng, bao gồm các cộng đồng, giới truyền thông, chính phủ, địa phương, nội bộ doanh nghiệp,…

Ví dụ, các công ty thường tung ra các sản phẩm mẫu miễn phí cho tất cả hoặc tổ chức hội thảo, truyền thông và thông cáo báo chí,… Nhiều lần, họ đầu tư vào phát triển cộng đồng như xây dựng các đơn vị vệ sinh hoặc thưởng thức dịch vụ công cộng. Họ cũng đưa ra các báo cáo môi trường. Bằng cách đó, họ kiếm được thiện chí trên thị trường và tận hưởng niềm tin và niềm tin của không chỉ người tiêu dùng mà còn của công chúng bao gồm các nhà môi trường, truyền thông, nhà hoạt động bảo vệ người tiêu dùng và các nhóm xã hội khác trong khu vực hoạt động của họ.

Ngọc Mai – MarketingAI

Phân tích môi trường vĩ mô (môi trường tổng quát):

Môi trường kinh tế quốc dân bao gồm mọi nhân tố của nền kinh tế quốc dân nằm ngoài môi trường ngành tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố của nền kinh tế quốc dân bao gồm:

a. Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế

Các nhân tố kinh tế có vai trò quan trọng hàng đầu và ảnh hưởng có tính chất quyết định đến hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Các nhân tố kinh tế ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thường là trạng thái phát triển của nền kinh tế: tăng trưởng, ổn định hay suy thoái.

Nền kinh tế quốc dân tăng trưởng với tốc độ cao sẽ tác động đến các doanh nghiệp theo 2 hướng: Thứ nhất, do tăng trưởng làm cho thu nhập của các tầng lớp dân cư dẫn đến khả năng thanh toán cho nhu cầu của họ. Điều này dẫn tới đa dạng hóa các loại nhu cầu và xu hướng phổ biến là tăng cầu. Thứ hai, do tăng trưởng kinh tế làm cho khả năng tăng sản lượng và mặt hàng của nhiều doanh nghiệp đã làm tăng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này. Từ đó làm tăng khả năng tích lũy vốn nhiều hơn, tăng về đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh làm cho môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn.

Nền kinh tế quốc dân ổn định các hoạt động kinh doanh cũng giữ ở mức ổn định. Khi nền kinh tế quốc dân suy thoái nó sẽ tác động theo hướng tiêu cực đối với các doanh nghiệp.

Tỷ lệ lạm phát, mức độ thất nghiệp cũng tác động đến cả mặt sản xuất và tiêu dùng. Khi tỷ lệ lạm phát cao nó sẽ tác động xấu đến tiêu dùng, số cầu giảm, làm cho lượng hàng tiêu thụ giảm, không khuyến khích sản xuất và đầu tư giảm.

Chất lượng hoạt động của ngành ngân hàng không chỉ tác động đến kinh doanh của bản thân ngành này mà còn tác động nhiều mặt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tác động đến công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát của nhà nước. Điều này thể hiện ở việc tác động đến huy động và sử dụng vốn kinh doanh, chi tiêu, tiết kiệm của dân cư, cầu của người tiêu dùng từ đó ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Ngoài ra tỷ giá hối đoái cũng tác động đến các doanh nghiệp thông qua nguồn hàng nhập khẩu và xuất khẩu của các doanh nghiệp.

b. Ảnh hưởng của nhân tố luật pháp và quản lý nhà nước về kinh tế.

Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh hay không hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố luật pháp và quản lý nhà nước về kinh tế. Việc ban hành hệ thống luật pháp có chất lượng và đưa vào đời sống là điều kiện đầu tiên đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, tạo điều kiện cho mọi doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh lành mạnh; thiết lập mối quan hệ đúng đắn, bình đẳng giữa người sản xuất và người tiêu dùng; buộc mọi doanh nghiệp phải làm ăn chân chính, có trách nhiệm đối với xã hội và người tiêu dùng… Điều này tác động tích cực đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Nếu ngược lại sẽ tác động đến môi trường kinh doanh và đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Không những thế, nó còn ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống, đời sống của người tiêu dùng. Đến lượt mình, các vấn đề này lại tác động tiêu cực trở lại đối với sản xuất.

Quản lý nhà nước về kinh tế là nhân tố tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp. Chất lượng hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, trình độ và thái độ làm việc của các cán bộ công quyền tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh đã làm cho các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế làm tốt công tác dự báo để điều tiết đúng đắn các hoạt động đầu tư tránh để tình trạng cung vượt quá cầu, hạn chế việc phát triển độc quyền, tạo ra môi trường bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

Các chính sách đầu tư, chính sách phát triển kinh tế, chính sách cơ cấu… sẽ tạo ra sự ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành, từng vùng kinh tế cụ thể, do đó tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thuộc các ngành, vùng kinh tế nhất định.

c. Tác động của nhân tố kỹ thuật – công nghệ trong nước.

Trong phạm vi môi trường kinh tế quốc dân, yếu tố kỹ thuật – công nghệ cũng đóng vai trò ngày càng quan trọng, mang tính chất quyết định đối với khả năng cạnh tranh, và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật – công nghệ ở mọi lĩnh vực đều tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có liên quan. Với trình độ khoa học công nghệ như hiện nay ở nước ta thì hiệu quả của các hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ đã, đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ tới các doanh nghiệp. Xu thế hội nhập buộc các doanh nghiệp ở nước ta phải tìm mọi biện pháp để tăng khả năng cạnh tranh là giá cả, doanh nghiệp đạt được điều này nhờ việc giảm chi phí trong đó yếu tố công nghệ đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, các doanh nghiệp phải chú ý nâng cao nhanh chóng khả năng nghiên cứu và phát triển, không chỉ chuyên giao, làm chủ công nghệ ngoai nhập mà phải có khả năng sáng tạo được kỹ thuật công nghệ tiên tiến.

Sự phát triển của công nghệ hiện nay gắn chặt với sự phát triển của công nghệ thông tin. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý sẽ góp phần nâng cao khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin, đặc biệt là những thông tin về thị trường. Xóa bỏ các hạn chế về không gian, tăng năng suất lao động.

d. Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên

Các nhân tố tự nhiên bao gồm nguồn lực tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác, các điều kiện về địa lý như địa hình, đất đai, thời tiết, khí hậu,… ở trong nước cũng như ở từng khu vực. Các điều kiện tự nhiên có thể ảnh hưởng đến hoạt động của từng loại doanh nghiệp khác nhau: tài nguyên thiên nhiên tác động rất lớn đến doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khai thác; đất đai, thời tiết, khí hậu ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong ngành nông, lâm, thủy, hải sản từ đó tác động đến các doanh nghiệp chế biến. Địa hình và sự phát triển cơ sở hạ tầng tác động đến việc lựa chọn địa điểm của mọi doanh nghiệp, khí hậu, độ ẩm sẽ ảnh hưởng đến việc bảo quản, nguyên vật liệu, thành phẩm và điều kiện sản xuất của doanh nghiệp.

Điều này tác động đến các doanh nghiệp theo hướng làm cho doanh nghiệp phải chú ý tới các điều kiện tự nhiên. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng ở mức độ khác nhau, cường độ khác nhau đối với từng loại doanh nghiệp ở các địa điểm khác nhau và nó cũng tác động theo cả hai xu hướng cả tiêu cực và tích cực.

e. Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa – xã hội

Văn hóa xã hội ảnh hưởng một cách chậm chạp hơn song cũng rất sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Các vấn đề về phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân trí, tôn giáo, tín ngưỡng,… có ảnh hưởng sâu sắc đến cơ cấu của cầu trên thị trường. Nhân tố này tác động trực tiếp và rất mạnh mẽ đến hoạt động của các doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp dệt may, các sản phẩm tiêu dùng truyền thống.

Văn hóa xã hội còn tác động trực tiếp đến việc hình thành môi trường văn hóa của doanh nghiệp, văn hóa nhóm cũng như thái độ cư xử, ứng xử của các nhà quản trị, nhân viên tiếp xúc với đối tác kinh doanh cũng như khách hàng.

Nguồn: Quantri.vn (Biên tập và hệ thống hóa)

Exit mobile version