Hosting là gì ? Cẩm nang tổng hợp kiển thức về Hosting chi tiết A-Z

Đánh giá bài viết này!

Nội dung bài viết

Toggle

1. Hosting là gì ?

Hosting (hay web hosting) là một dịch vụ online giúp bạn xuất bản website hoặc ứng dụng web lên Internet. Khi bạn đăng ký dịch vụ hosting, tức là bạn thuê mộ chỗ đặt trên server chứa tất cả các files và dữ liệu cần thiết để website của bạn chạy được.

Một server là một máy tính vật lý chạy không gián đoạn để website của bạn có thể luôn hoạt động mọi lúc cho tất cả mọi người truy cập vào. Nhà cung cấp Web Hosting của bạn chịu trách nhiệm cho việc giữ server hoạt động, chống tấn công bởi mã độc, và chuyển nội dung (văn bản, hình ảnh, files) từ server xuống trình duyệt người dùng.

Ví dụ: Bình thường bạn có 1 file trong máy tính, trong Localhost của bạn, giờ bạn muốn cho người khác xem thì bạn cần tải file đó lên mạng, nơi để lưu trữ file đó gọi là hosting.

hosting-la-gi

Hosting là gì?

SEO HOSTING là gì?

Seo Hosting là dịch vụ share hosting với máy chủ cấu hình cao, tốc độ đường truyền mạnh, hỗ trợ các dịch vụ SEO Web. Nó cho phép một tài khoản hosting chạy nhiều website và mỗi web sẽ có 1 địa chỉ IP riêng biệt. Mỗi website có 1 địa chỉ IP riêng biệt sẽ giúp các liên kết giữa các website trở nên uy tín hơn trong quá trình làm SEO. Từ đó hỗ trợ tối ưu và nâng cao thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm thông dụng như Google, Yahoo, Bing,…

Sự khác biệt giữa Hosting và Seo Hosting?

-Hosting seo cung cấp cho người dùng nhiều địa chỉ IP khác nhau trên mỗi web. Trong khi hosting chỉ cung cấp 1 địa chỉ IP giống nhau cho nhiều web.

-Hosting seo sẽ dễ dàng cho bạn quản lý một hệ thống website hơn là hosting thường.

-Độ ổn định trong hoạt động của hosting seo được đánh giá cao hơn hosting thường.

-Tốc độ truy cập trang của hosting seo là nhanh hơn

-Khả năng nâng cấp đơn giản.

– Hosting seo chi phí sẽ tối ưu hơn . Nếu bạn sử dụng Hosting từ một đơn vị cung cấp và muốn tài khoản IP của mình khác nhau. Giải pháp tốt nhất cho bạn là xây dựng hệ thống Website vệ tinh khác IP ở một đơn vị cung cấp khác hoặc mua một hosting khác. Điều này sẽ mang lại hiệu quả cao về liên kết cho bạn tuy nhiên chi phí của nó không hề nhỏ.

-Trong SEO của bạn nếu website vệ tinh có cùng IP và cùng trỏ link về site chính sẽ không được google đánh giá cao. Tuy nhiên các link từ web có IP khác nhau cùng trỏ về web chính sẽ được ưu tiên hơn.

Đó là sự khác biệt giữa hosting và seo hosting. Và chúng ta cũng đã lý giải được tại sao nhiều người lại ưu tiên sử dụng seo hosting thay vì hosting thường.

Việc chọn lựa hosting seo là giải pháp thông minh cho công việc quản lý hệ thống web cũng như seo web lên top tìm kiếm của google.

Web Hosting hoạt động như thế nào?

Phía nhà cung cấp

Các nhà cung cấp dịch vụ sẽ chuẩn bị server lưu trữ cho người sử dụng hosting. Bằng cách chia sẻ tài nguyên trên server thành cáckhông gian lưu trữ nhỏhơn. Những không gian lưu trữ nàygọi là các hosting.

Tùy theo gói cước mà người dùng đăng ký, nhà cung cấp sẽ cấu hình cho các hosting này để người dùng sử dụng. Khi người dùng có nhu cầu mở rộng hay thu nhỏ gói hosting, nhà cung cấp sẽ điều chỉnh những thông số này.

Phía người dùng

Ngườithuê hostingchỉ việc upload các files lên hosting và cấu hình hoạt động cho chúng. Người dùng có thể truy cập hosting từ các thiết bị kết nối internet, thông qua việc gửirequestđếndomain name (tên miền)hoặc địa chỉIP của hosting.

Hostingsẽ trả về các tập tin được yêu cầu tương ứng. Trong quá trình sử dụng, nếu có nhu cầu mở rộng gói hosting, người dùng phải liên hệ với nhà cung cấp để được thực hiện.

Khi bạn quyết định tạo một website, bạn cần tìm hiểu công ty hosting để cấp cho bạn một không gian lưu trữ web trên server. Web host của bạn sẽ chứa toàn bộ files, tài liệu, và database. Bất kể có người nào gõ tên miền lên thanh địa chỉ của trình duyệt, hosting sẽ chuyển toàn bộ files cần thiết từ server xuống trình duyệt đó.

Bạn cần chọn gói hosting phù hợp nhất với nhu cầu của bạn và mua hosting đó. Thật tế, web hosting giống như việc bạn đi thuê nhà, bạn thanh toán theo một chu kỳ thường xuyên để giữ cho server hoạt động liên tục.

Để giảm thiểu rủi ro, mỗi gói Hostinger đều được bảo vệ bởi chương trình hoàn phí trong 30-ngày, đảm bảo dịch vụ bạn trải nghiệm là phù hợp nhất đối với bạn. Hơn nữa, bạn có thể bắt đầu từ gói cước giá rẻ nhất của chúng tôi, được thiết kế riêng cho những dự án nhỏ. Khi website phát triển và cần nhiều không gian hoặc tài nguyên server hơn, bạn có thể di chuyển tới gói cao hơn mà không tốn công sức chuyển đổi.

Đúng vậy, bạn không cần bất kỳ kiến thức lập trình nào để thực hiện việc quản trị server. Tài khoản của bạn đã có sẵn giao diện người dùng, để bạn quản lý tất cả các khía cạnh của website. Ví dụ, bạn có thể upload file HTML và những file khác lên server, cài đặt CMS như là WordPress, truy cập database của bạn và tạo backup cho site.

Mặc dù cPanel là một giao diện hosting được dùng nhiều nhất bởi mọi người, nó có thể khá khó hiểu cho những người không có nhiều kiến thức kễ thuật để có thể dựng site và chạy ngay. Vì vậy, đội ngũ của chúng tôi quyết định xây dựng một control panel khác, độc quyền riêng cho khách hàng của Hostinger. Chúng tôi tự hào gọi nó là Hostinger control panel, một control panel tuyệt đẹp với giao diện người dùng mượt mà có thể dễ dàng quản lý mọi tác vụ tại một nội – kể cả khi đó là lần đầu bạn đến với web hosting. Khách hàng của chúng tôi yêu thích nó, vì nó đã giúp họ thành công quản lý tài khoản hosting một cách tự như và dễ dàng.

Bên cạnh cung cấp chỗ đặt cho website của bạn, nhà cung cấp hosting cũng có thể cung cấp các dịch vụ khác liên quan đến website, như là:

If you’re about to start your exciting online journey, check out what Hostinger has to offer! By using one of our special coupons, currently, you can save up to 82% of the whole purchase. 30-days money back guarantee included!

2. Các loại hosting

– Shared hosting: Chia sẻ host

Shared hosting là loại web hosting phổ biến nhất và lựa chọn hàng đầu cho những doanh nghiệp nhỏ và blog. Khi bạn nghe tới từ “web hosting”, thường là họ nói đến shared hosting. Với shared hosting, bạn chia sẽ tài nguyên server với những khách hàng khác của nhà cung cấp hosting của bạn. Website được đặt trên cùng một server để sử dụng chung tài nguyên và bộ nhớ, sức mạnh xử lý, dung lượng đĩa, vâng vâng.

Ưu điểm:

Nhược điểm:

– Collocated hosting: Thuê chỗ đặt máy chủ

– Dedicated Server: Máy chủ dùng riêng

Dedicated server (hay dedicated hosting) là một server vật lý của riêng bạn, toàn bộ tài nguyên trên server đó là dánh riêng cho bạn. Vì vậy, dedicated server cho bạn toàn bộ quyền quyết định lên server, hoàn toàn linh hoạt sử dụng. Bạn có thể cấu hình server tùy thích, chọn lựa hệ điều hành và phần mềm cần sử dụng, cài đặt một môi trường hosting riêng, đặc biệt cho nhu cầu của bạn.

Trên thực tế, dedicated server cũng mạnh giống như server riêng bạn mua ở ngoài, đặc biệt là còn được hỗ trợ bởi hỗ trợ chuyên nghiệp từ web host.

Ưu điểm:

Nhược điểm:

– Virtual Private Server: VPS là máy chủ riêng ảo

VPS (Virtual Private Server) hosting là loại web hosting cũng dùng chung server với người dùng khác, tuy nhiên, điểm khác biệt so với shared hosting là nhà cung cấp web host của bạn sẽ phân chia phân vùng trên server cho riêng bạn. Có nghĩa là một không gian riêng trên một server vật lý được thiết lập, với bộ nhớ và sức mạnh vi xử lý riêng chỉ cho bạn mà thôi. Trên thực tế, VPS hosting phù hợp cho những doanh nghiệp cỡ vừa và các website đang có phát triển nhanh chóng.

Ưu điểm:

Nhược điểm:

– Cloud Hosting

Cloud hosting đang là giải pháp đáng tin cậy nhất trên thị trường, vì dường như nó hoàn toàn không có downtime. Với cloud hosting, nhà cung cấp của bạn có một bộ các server. Files và tài nguyên được phân phối trên các server. Khi một trong các server cloud bị quá tải hoặc có bất kỳ vấn đề nào, traffic của bạn sẽ tự động được chuyển tới và xử lý tại server khác của cluster server đó.

Ưu điểm:

Nhược điểm:

– WordPress Hosting

WordPress hosting là một dạng của shared hosting, được thiết kế riêng cho chủ website WordPress. Server của bạn được cấu hình riêng cho WordPress và site được gắn các plugin được cài sẵn như là caching pluign và plugin bảo mật. Vì lý do cấu hình được tùy chỉnh riêng, site của bạn sẽ tải nhanh hơn và chạy ngay không gặp vấn đề gì. WordPress hosting thường có nhiều tính năng liên quan đến WordPRess như là, WordPress theme được thiết kế riêng, builder kéo thả và các công cụ đặc thù riêng. Đặc biệt, server được tối ưu để chạy WordPress, quá trình cài đặt và vận hành WordPress sẽ hiệu quả hơn nhiều trên một WordPress hosting.

Ưu điểm:

Nhược điểm:

Các thuật ngữ này trong Hosting:

Disk Spacehay còn gọi làDung lượng lưu trữ

bandwidthhay còn gọi làBăng thông

Database hay còn gọi là :MySQL, SQL Server, cơ sở dữ liệu

FTP Account hay chính là tài khoản FTP

Các yếu tố cấu thành nên dịch vụ Shared web Hosting:

3. Các thông số cần biết trong hosting

– Hệ điều hành (OS) của máy chủ : hiện tại có hai loại OS thông dụng là Linux và Windows.

+ Hosting Linux: là Hosting chuyên hỗ trợ ngôn ngữ lập trình PHP, Joomla, các mã nguồn mở…

+ Hosting Windows: Hosting Windows chuyên hỗ trợ về ngôn ngữ lập trình ASP, ASP.Net, HTML …. vì các Ngôn ngữ này, chạy chuyên trên Hosting Windows, do vậy khi load Web sẽ hỗ trợ tốt hơn, Hosting Windows có hỗ trợ ngôn ngữ PHP, nhưng chủ yếu, là hỗ trợ chính là ASP …

– Dung lượng: Bộ nhớ lưu trữ cho phép bạn tải file lên host

– Băng thông: Bandwidth (băng thông) là thông số chỉ dung lượng thông tin tối đa mà website được lưu chuyển qua lại mỗi tháng

– PHP: Phiên bản php hỗ trợ

– Max file: Số lượng file tối đa có thể upload lên host

– RAM: Bộ nhớ đệm

– Addon domain: Số lượng domain bạn có thể trỏ tới hosting

– Subdomain: Số lượng tên miền phụ có thể tạo ra cho mỗi tên miền

– Park domain: Số lượng tên miền có thể parking

– Email accounts: Số lượng email đi kèm với hosting

– FTP accounts: Số lượng FTP account bạn có thể tạo và dùng nó upload dữ liệu lên hosting

Các loại hosting

4. Tại sao cần phải mua hosting ?

Hosting dùng để lưu trữ nội dung của website, dịch vụ mail, FTP,… Nếu không có hosting thì trang web chỉ có thể hoạt động trên máy tính của bạn. Chỉ mình bạn nhìn thấy và sử dụng website đó. Với web hosting, bất cứ ai cũng có thể tìm kiếm và truy cập website của bạn nếu có domain (tên miền) hay địa chỉ IP chính xác.

5. Hướng dẫn lựa chọn Hosting phù hợp với nhu cầu

Để cấu thành nên dịch vụ Host chất lượng bao gồm rất nhiều yếu tố. Không chỉ dừng ở yếu tố tốc độ nhanh. Dịch vụ Hosting cũng như rất nhiều các dịch vụ khác. Nó có nhiều yếu tố, nhiều thong số mà người sử dụng cần để ý tới. Căn cứ vào nhu cầu mà ta cần chọn hosting cho phù hợp với nhu cầu.

Để cấu thành nên dịch vụ Host chất lượng bao gồm rất nhiều yếu tố. Không chỉ dừng ở yếu tố tốc độ nhanh.
Dịch vụ Hosting cũng như rất nhiều các dịch vụ khác. Nó có nhiều yếu tố, nhiều thong số mà người sử dụng cần để ý tới. Căn cứ vào nhu cầu mà ta cần chọn hosting cho phù hợp với nhu cầu.

1. Ngân sách dành cho việc mua Hosting

Quý Khách hãy trả lời câu hỏi “Bạn sẵn sàng trả bao nhiêu tiền để mua Hosting?”
Từ đó Quý khách lựa chọn gói Hosting tương đương với số tiền mà mình dự chi ra
Với HostingViet Quý khách sẵn sàng chi dưới 1tr/năm cho dịch vụ Hosting Quý Khách có thể tham khảoDịch vụ Hosting giá rẻ,Từ 1-2 tr/ năm Quý Khách có thể tham khảo Dịch vụSEO Hosting, Hosting dành cho cá nhân, Hosting không giới hạn.Với trên 2tr/1 năm Quý Khách tham khảo dịch vụHosting doanh nghiệphoặc dịch vụ VPS giá rẻ

2. Tiếp đến là các thông số mà nhà cung cấp đưa ra:

* Dung lượng lưu trữ (theo HostingViet khuyến nghị nên để trống ít nhất ½ dung lượng – Việc này sẽ có lợi khi Quý Khách backup dữ liệu)
* Băng thông hàng tháng
* Số lượng Database, FTP
* Số tên miền
* Email…

3. Ngoài các thông số sau ta còn để ý đến việc hỗ trợ

Tất nhiên, “Hosting tốt nhất là Hosting không cần hỗ trợ”. Vì khi đó ko có chuyện gì xảy ra cả. Nhưng nếu cần hướng dẫn / hỗ trợ… thì việc nhà cung cấp hỗ trợ nhanh, chính xác vấn đề gặp phải… là điều hết sức cần thiết. HostingViet tự hào là nhà cung cấp Hosting tại Việt Nam có tốc độ hỗ trợ nhanh và sâu nhất, hỗ trợ cả vấn đề ngoài nhiệm vụ phải support của dịch vụ Hosting.

4. Chính sách dùng thử, Chính sách hoàn tiền 30 ngày

Việc dùng thử cũng khá tốt. Vì Quý Khách cần được “thử” trước xem có phù hợp hay không. Nhiều trường hợp host rất tốt nhưng không phù hợp mã nguồn, khác phiên bản hệ điều hành, khác phiên bản php, khác phiên bản database… nên xảy ra lỗi.
Chính sách hoàn tiền 30 ngày ở VN hiện tại rất hiếm đơn vị áp dụng chính sách này. Nếu Quý khách đã trà tiền rồi, mà Hosting lại “không phù hợp” thì việc hoàn tiền từ nhà cung cấp là hết sức có lợi nhé.

5. Khả năng mở rộng và nâng cấp

Việc mở rộng thông số có dễ dàng không?
Tại HostingViet dù Quý Khách có đăng kýHosting chất lượng caohayHosting giá rẻ, thì việc nâng cấp hết sức dễ dàng. Quý Khách sẽ được khấu trừ số tiền còn lại của gói Hosting cũ.

6. Backup thì sao?

Bên nhà cung cấp có backup không?
Có thể ta vô tình xóa dữ liệu, hoặc bi hài nhất như chuyện đặt pass admin dễ và bị hacker dò được. thế là bị xóa dữ liệu, hoặc đặt back link, chèn mã độc tùm lum.
Hoặc có thể vô tình cài them addon và bị virus. => Những lúc như thế này mới biết quý bản backup nhà cung cấp sao lưu lại.
Chỉ cần “Dính” 1 lần, Quý Khách sẽ thấy việc nhà cung cấp Hosting Backup dữ liệu quý như thế nào.

7. Khả năng chống DDOS

Vấn đề này không nói mạnh, nhưng server tốt (về cấu hình) đường truyền cũng như công nghệ tốt sẽ chống đỡ được rất tốt. Ngoài ra hạ tầng server vật lý có qua firewall cứng hay không là sự phân biệt rõ ràng.
Thêm nữa là: Giả sử bị DDOS thì nhà cung cấp Hosting có xử lý vấn đề nhanh hay không?

8. Tốc độ mạng trong nước, quốc tế

Ảnh hưởng đến tốc độ truy cập của ng dùng và cả google nữa.

9. Vị trí địa lý đối tượng khán giả, KH truy cập web chính

Yếu tố quyết định mua host VN hay quốc tế

Trên đây là việc liên quan đến nhà cung cấp. Trong quá trình sử dụng, Quý khách cần lưu ý những vấn đề sau:
* Mã nguồn sạch (ko crack, không sử dụng đồ share, không cài addon, Plugin không chắc chắn sạch. chỉ nên cài Plugin wordpress uy tín có lịch sử trên 100.000 lượt tải)
* Chủ động backup lại dữ liệu (creat file backup chứ không down từng file qua filezilla)

À, một lưu ý nhỏ là tài khoản FTP (Cấp con của tài khoản host) có tác dụng phân quyền vào 1 thư mục nhất định. Nhưng các bác code có kỹ năng tí là “chui” được vào tất cả các file trên host nhé. Nên FTP chỉ là tương đối thôi nhé.

6. Nên dùng hosting miễn phí hay trả phí?

ó thể nhiều bạn thắc mắc, vì sao có nhiều hosting miễn phí như Hostinger hay 000webhost mà lại đi mua hosting làm gì? Sao không dùng luôn host free?

Bạn nên lưu ý rằng, hosting miễn phí thì có vô vàn những nhược điểm:

Không có bữa trưa nào miễn phí cả, nhiều nhà cung cấp hosting họ tạo ra những gói“hosting miễn phí”cũng vì mục đích cuối cùng:Thu hút khách hàng, & sale những hosting trả phí.

Chẳng hạn như Hostinger, tuy có hosting miễn phí nhưng sản phẩm chính của họ vẫn là hosting trả phí:

Chốt lại:

Bạn không nên sử dụng hosting miễn phí vì nó gây ra rất nhiều sự phiền phức & khó chịu. Bạn chỉ nên dùng nếu đang muốn tập làm cái gì đó cá nhân bằng hosting chứ không nên sử dụng để làm website với mục đích thương mại lâu dài.

7. Mua hosting ở đâu ?

Bạn có thể dùng hosting nước ngoài hoặc Việt Nam
Nếu website bạn chủ yếu có lượt truy cập trong nước thì nên chọn mua hosting Việt Nam dùng là tốt nhất

Nên đăng ký hosting Việt Nam hay nước ngoài?

Nhiều người vẫn thắc mắc nênmua hosting ở đâu? Mua hosting ởViệt Nam hay nước ngoàithì mới tốt? Thực tế thì không có câu trả lời hoàn hảo cho vấn đề này. Tùy vào lĩnh vực kinh doanh sử dụng hosting và lượng truy cập của khách hàng và nhân viên chủ yếu ở đâu. Người mua có thể cân nhắc lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ hosting trong nước hay ngoài nước như dưới đây.

Hosting nước ngoài là gì?

Hosting nước ngoàilà hosting nằm trên server ở nhiều nước trên thế giới. Thường các máy chủ này sẽ được đặt ở Singapore, Mỹ hay các nước châu Âu. Hosting nước ngoài sẽ mang những ưu điểm và nhược điểm như sau:

Ưu điểm

Nhược điểm

Hosting Việt Nam là gì?

Hosting Việt Namlà dịch vụ hosting từ các công ty quản lý hệ thống server trong nước. Những máy chủ trong nước sẽ không cần giao tiếp với nhau qua đường cáp biển vì thế tốc độ xử lý và truyền tải thông tin cũng rất tốt.

Ưu điểm

Nhược điểm

10 nhà cung cấp Hosting Việt Nam tốt nhất

Trong nội dung bài viết này, tôi sẽ tổng hợp các tiêu chí phân loại và đánh giá, qua đó cho kết quả top 10 nhà cung cấp hosting Việt Nam tốt nhất hay top 10 các công ty Hosting tốt nhất hiện nay.

Như các bạn đã biết, hiện tại ở Việt Nam theo thống kê từ VNNIC có khoảng 13 nhà đăng ký tên miền (đồng thời cũng là nhà cung cấp Hosting, công ty bán Hosting) đi kèm với hơn 300 nhà cung cấp dịch vụ Hosting chuyên nghiệp. Điều này làm cho việc lựa chọn dịch vụ Hosting Việt Nam từ khách hàng là rất khó khăn.

Trong phạm vi bài viết này, tôi sẽ không đi sâu vào phân tích kỹ thuật mà chỉ tập trung đưa ra các con số thống kê và phân tích dựa trên số liệu từ các diễn đàn lớn về IT cũng như các hiệp hội, các sự kiện lớn của ngành cùng phản hồi của đại đa số người dùng hosting Việt Nam nhằm đưa ra một bảng xếp hạng công bằng nhất góp phần định hướng người dùng Hosting Việt Nam tới các đơn vị cung cấp dịch vụ Hosting Việt Nam chuyên nghiệp nhất hiện nay.

Các tiêu chí mà tôi dùng để thống kê dịch vụ Hosting Việt Nam tốt nhất hiện nay bao gồm:

  1. Thống kê nhà đăng ký tên miền ở VNNIC
  2. Thống kê công nghệ nổi bật
  3. Thống kê các hoạt động truyền thông
  4. Thống kê các phần mềm và hỗ trợ trong chăm sóc khách hàng
  5. Thống kê thị phần trong bản đồ các nhà cung cấp hosting Việt Nam
  6. Thống kê các hoạt động nổi bật trên các diễn đàn IT lớn như:
    • Sinhvienit.net
    • Vn-zoom.com
    • Nukeviet.vn
    • Tinhte.vn
  7. Thống kê sức lan tỏa của thương hiệu
  8. Thống kê về hoạt động cộng đồng
  9. Thống kê về độ ổn định
  10. Thống kê về tốc độ

Như vậy, theo tổng hợp của các tiêu chí trên tôi xin xếp hạng nhà cung cấp dịch vụ Hosting Việt Nam như sau :

  1. Mắt Bão – ODS
  2. DIGISTAR
  3. PA Việt Nam
  4. Nhân Hòa
  5. Viettel
  6. Tenten
  7. FPT
  8. VDC
  9. Vdata
  10. Vhost

Phân tích chi tiết các nhà cung cấp dịch vụ Hosting Việt Nam theo các tiêu chí như sau :

  1. Mắt Bão – ODS – Liên minh chiếm thị phần hosting Việt Nam lớn nhất ngành
    • Nhà đăng ký tên miền Việt Nam đứng thứ 3 (sau FPT và PA Việt Nam)
    • Xây dựng mới hoàn toàn Datacenter tại Cộng Hòa
    • Truyền thông nổi bật thông qua việc trở thành nhà cung cấp license Parallels thứ 2 tại Việt Nam
    • Livechat, Voip, Email, Quản lý khách hàng qua tài khoản, chăm sóc khách hàng 7/10
    • Kết hợp thành công hoạt động hosting và datacenter, khống chế thị phần ngành
    • Không có hoạt động trên các diễn đàn lớn hiện nay
    • Thương hiệu nổi tiếng từ lâu và ổn định
    • Không có hoạt động nổi bật nào trong cộng đồng hiện nay
    • Độ ổn định và tốc độ dịch vụ cung cấp đạt trung bình khá
  2. DIGISTAR – Nhà cung cấp TOP 2 trên thị trường hosting Việt Nam hiện nay
    • Là nhà cung cấp các dịch vụ trên nên điện toán đám mây tiên phong và hàng đầu của ngành theo thống kê mới nhất cũng như có chất lượng cao (theo Tinh Tế) như: Cloud Server, Cloud VPS, Cloud File, Cloud Web Hosting, Cloud Email…
    • Là nhà đăng ký tên miền Việt Nam, tên miền Quốc tế uy tín lâu năm ở Việt Nam.
    • Là công ty Hosting đầu tư nhiều về nghiên cứu, phát triển nên các dịch hosting thường được cập nhật, áp dụng các công nghệ tốt nhất như AntiDDOS, Memcached,…
    • Khá nổi bật trong hoạt động truyền thông hiện nay.
    • Livechat, Voip, Email, Quản lý khách hàng qua tài khoản, chăm sóc khách hàng 9/10.
    • Thị phần đứng thứ 2 trong các nhà cung cấp hosting Việt Nam.
    • Hoạt động tích cực trên các diễn đàn lớn như SinhvienIT, VN-Zoom, DDTH,….
    • Là thương hiệu hosting uy tín lâu năm, đặc biệt nổi bật về Cloud VPS, Cloud Server.
    • Là đơn vị đầu tiên cung cấp chương trình Miễn phí Cloud Hosting Việt Nam cho cộng đồng IT từ 2009 đến hiện nay.
    • Độ ổn định và tốc độ dịch vụ cung cấp rất tốt.
  3. PA Việt Nam – Nhà cung cấp hosting Việt Nam đầu tiên
    • Nhà đăng ký tên miền Việt Nam đứng thứ 1
    • Triển khai mới Hosting SSD nhưng hiệu quả không cao
    • Truyền thông Sàn Giao Dịch tên miền đầu tiên tại Việt Nam nhưng thất bại vì thiếu văn bản luật hướng dẫn
    • Livechat, Voip, Email, Quản lý khách hàng qua tài khoản, chăm sóc khách hàng 8/10
    • Chiếm thị phần hàng đầu của ngành nhờ là nhà cung cấp dịch vụ đầu tiên
    • Không có hoạt động trên các diễn đàn lớn hiện nay
    • Thương hiệu nổi tiếng từ lâu và ổn định
    • Không có hoạt động cộng đồng lớn hiện nay
    • Độ ổn định và tốc độ dịch vụ cung cấp đạt trung bình khá
  4. Nhân Hòa – nhà cung cấp hosting Việt Nam lâu năm ở miền Bắc
    • Vừa trở thành nhà đăng ký tên miền Việt Nam nhưng phát triển không mạnh
    • Vừa mới triển khai Cloud nhưng chất lượng ở mức vừa phải, còn lỗi nhiều
    • Không có hoạt đồng truyền thông nổi bật
    • Livechat, Voip, Email, Quản lý khách hàng qua tài khoản, chăm sóc khách hàng 6/10
    • Thị phần đứng thứ 6 hoặc 7 trong các nhà cung cấp hosting Việt Nam
    • Ít khi có các hoạt động trên các diễn đàn lớn
    • Là thương hiệu lâu đời ở miền Bắc, nhờ đó có thị phần tương đối lớn
    • Có các hoạt động cộng đồng nhưng nhìn chung không nổi bật
    • Tốc độ và ổn định dịch vụ cung cấp ở mức trung bình
  5. Viettel – mạnh nhờ tài chính tập đoàn và hạ tầng Datacenter có sẵn
    • Mới đẩy mạnh hoạt động trên thị trường hosting nhưng thị phần chưa tương xứng
    • Triển khai cloud vps và cloud server sớm từ 2013 và đẩy mạnh trong 2015
    • Không có hoạt đồng truyền thông nổi bật
    • Voip, chăm sóc khách hàng 4/10
    • Thị phần chưa nhiều do mới thâm nhập 2, 3 năm trở lại đây
    • Không chủ trương hoạt động diễn đàn
    • Hưởng lợi lớn từ thương hiệu chính của tập đoàn
    • Không có hoạt động nổi bật
    • Tốc độ và ổn định dịch vụ cung cấp ở mức trung bình
  6. Tenten – mạnh nhờ tài chính của quỹ đầu tư nước ngoài (Nhật Bản)
    • Nhà đăng ký tên miền Việt Nam mới, tập trung phát triển mảng này trong 2 năm 2013, 2015 là chủ yếu
    • Đang phát triền công nghệ Hosting SSD
    • Truyền thông, quảng cáo khá nhiều để gây chú ý, chủ yếu trên các trang báo lớn và dàn trải nhờ có kinh phí quảng cáo khổng lồ từ tập đoàn Nhật Bản
    • Livechat, Voip, Email, Quản lý khách hàng qua tài khoản, chăm sóc khách hàng 5/10
    • Thị phần đứng thứ 5 hoặc 6 trong các nhà cung cấp hosting Việt Nam
    • Có chuyên mục trên nukeviet.vn ở ngoài bắc nhưng không chú trọng nhiều
    • Thương hiệu mới nổi ở miền Bắc nhưng độ tin cậy chưa cao do nhờ tài chính chủ yếu
    • Không tập trung nhiều cho hoạt động cộng đồng
    • Tốc độ và ổn định dịch vụ cung cấp ở mức trung bình
  7. FPT – mạnh nhờ tài chính và thương hiệu FPT
    • Nhà đăng ký tên miền Việt Nam đứng thứ 3
    • Không có công nghệ nổi bật ngành
    • Không có hoạt đồng truyền thông nổi bật
    • Voip, chăm sóc khách hàng 4/10
    • Thị phần chưa nhiều dù tiềm lực lớn do phụ thuộc vào công ty mẹ và chậm thay đổi
    • Không chủ trương hoạt động diễn đàn
    • Hưởng lợi lớn từ thương hiệu chính của tập đoàn
    • Không có hoạt động nổi bật
    • Tốc độ và ổn định dịch vụ cung cấp ở mức trung bình
  8. VDC – mạnh nhờ mối quan hệ nhà nước
    • Nhà đăng ký tên miền Việt Nam top cuối
    • Triển khai cloud vps và cloud server trong năm 2015
    • Không có hoạt đồng truyền thông nổi bật
    • Voip, chăm sóc khách hàng 4/10
    • Thị phần 2013 tốt nhưng 2015 mất khá nhiều do rủi ro từ sáp nhập tập đoàn VNPT
    • Không chủ trương hoạt động diễn đàn
    • Hưởng lợi lớn từ thương hiệu chính của tập đoàn
    • Không có hoạt động nổi bật
    • Tốc độ và ổn định dịch vụ cung cấp ở mức trung bình khá
  9. Vinahost – thương hiệu hosting Việt Nam ở miền Nam lâu năm
    • Phấn đấu trở thành nhà đăng ký tên miền Việt Nam vào 2018
    • Hosting SSD và cloud vps nhưng hiệu quả không cao do chậm trễ triển khai
    • Không có hoạt đồng truyền thông nổi bật
    • Livechat, Voip, Email, Quản lý khách hàng qua tài khoản, chăm sóc khách hàng 6/10
    • Thị phần thu hẹp đáng kể bắt đầu từ 2013, đến hiện nay mất khoảng 60, 70% khách hàng
    • Kết hợp Sinhvienit.net tặng hosting nhưng chỉ 3 tháng. Hiệu quả không cao
    • Thương hiệu về hosting nổi tiếng từ lâu và ổn định, tuy nhiên đang yếu dần do chậm thay đổi
    • Không có hoạt động cộng đồng lớn
    • Độ ổn định và tốc độ dịch vụ cung cấp website đạt trung bình khá.
  10. Hostinger – thương hiệu nước ngoài ở Việt Nam.
    • Thành lập năm 2004, định hướng cung cấp dịch vụ giá rẻ
    • Nhưng chưa thấy dịch vụ nào đi tiên phong để khẳng định thương hiệu
    • Không có hoạt đồng truyền thông nổi bật
    • Livechat, Voip, Email, Quản lý khách hàng qua tài khoản, chăm sóc khách hàng 4/10
    • Không có hoạt động cộng đồng lớn
    • Độ ổn định và tốc độ dịch vụ cung cấp website đạt trung bình khá.

Hosting nước ngoài nhanh và tốt nhất

Đây là những nhà cung cấp hosting uy tín trên thế giới, được đánh giá cao nhiều năm liền, đặc biệt từ người dùng ở Việt Nam.

1. NHÀ CUNG CẤP HAWKHOST

TRUY CẬP HAWKHOST

Hawk Host là thương hiệu hosting giá rẻ nổi tiếng trên thếgiới và được đăng ký rất nhiều ở Việt Nam hiện nay.

Hawk Host có server đặt ở nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có location ở Hong Kong và Singapore, cho tốc độ truy cập về Việt Nam rất nhanh.

Ưu điểm của hosting Hawkhost:

Hawk Host cung cấp 2 gói Shared Hosting: gói Primary có giá là 2.99$/tháng và gói Professional giá 7.99$/tháng.

Cả 2 gói đều không giới hạn tên miền và băng thông sử dụng.

2. NHÀ CUNG CẤP STABLEHOST

TRUY CẬP STABLEHOST

Stablehost là nhà cung cấp hosting giá rẻ nổi tiếng trên thế giới được ưa thích tại Việt Nam.

StableHost được đánh giá cao vì chất lượng ổn định, toàn bộ các gói host đều sử dụng ổ đĩa SSD với mức giá khá rẻ.

Tất cả các gói Shared Hosting tại StableHost đều không giới hạn băng thông, dung lượng sử dụng.

Từ gói PRO trở lên không giới hạn sốlượng tên miền.

Bên cạnh Shared Hosting thông thường, StableHost còn có gói PLATINUM (ENTERPRISE) với chất lượng dành cho doanh nghiệp, phù hợp cho những site có lượng visit lớn, cần cấu hình trâu bò.

Các gói Shared Hosting tại StableHost

Tất cả các gói hosting tại đây đều được kích hoạt Varnish Cache, giúp tối ưu hơn cho server Apache.

StableHost sử dụng Litespeed Web Server hỗ trợ Litespeed Cache giúp tăng tốc độ website.

cPanel của StableHost đã tích hợp Let’s Encrypt, chỉ với một vài click bạn sẽ có ngay SSL cho website, giúp tăng thứ hạng SEO đồng thời kích hoạt HTTP/2 tăng tốc tải trang luôn.

3. NHÀ CUNG CẤP DREAMHOST

TRUY CẬP DREAMHOST

Dreamhost là một dịch vụ hosting lâu đời trên thế giới, một trong số rất ít thương hiệu hosting giá rẻ được khuyên dùng bởi chính WordPress.org trong nhiều năm liền. Được các tạp chí đánh giá là nhà cung cấp hosting đạt tốc độ cao nhất hiện nay. DreamHost đánh giá là một trong những nhà cung cấp hosting tiên phong trên thế giới.

DreamHost luôn nhận được sự tin tưởng từ người dùng bởi dịch vụ ổn định, tính năng đa dạng, khả năng chịu tải cao và nhất là không giới hạn sử dụng gì cả.

Chất lượng hosting ở đây rất tuyệt vời, cực kỳ trâu bò, uptime gần 100%, vấn đề không truy cập được vào host gần như là chưa bao giờ xảy ra vì họ sử dụng toàn bộ ổ đĩa SSD, server được tối ưu 100% cho WordPress.

Khi đăng ký gói 1 năm trở nên bạn sẽ nhận miễn phí 01 tên miền.

Với mỗi website bạn sẽ được cung cấp miễn phí một địa chỉ IP riêng, điều hiếm có ở các dịch vụ shared hosting khác (rất tốt khi xây dựng site vệ tinh cho các bạn làm SEO).

Về khoản support, DreamHost có Livechat online liên tục, cần gì bạn có thể liên hệ để hỗ trợ ngay. Mức giá hosting ở DreamHost cao hơn so với mặt bằng chung, và chỉ có location US mà thôi.

DreamHost chỉ có duy nhất một gói Shared Hosting không giới hạn dung lượng, băng thôngvà số lượng tên miền với mức giá 7.95$/tháng. Nếu bạn chọn thanh toán theo 1 năm, hay 3 năm giá sẽ rẻ hơn nữa

Gói Shared Hosting duy nhất tại DreamHost

4. NHÀ CUNG CẤP INMOTION HOSTING

TRUY CẬP INMOTION HOSTING

InMotionHosting nổi tiếng về bảo mật và chất lượng host được tối ưu cho WordPress.

cPanel của InMotionHosting có tích hợp sẵn dịch vụ McAfee để quét mã độc nhưng muốn dùng bạn phải trả thêm ít nhất 1.9$/ tháng.

Ngoài ra họ có tích hợp sẵn Mod_Security, đây là một module bảo mật khá phổ biến trên Apache nhưng không phải nhà cung cấp Shared Host nào cũng có.

InMotionHosting cũng cam kết hoàn tiền với thời gian lên đến 90 ngày.

Về tốc độ của InmotionHosting thì mình đánh giá là rất tốt tại Châu Âu và Châu Mỹ, còn tốc độ về Việt Nam là thuộc dạng khá.

Tất cả các gói Shared Host của họ đều là ổ cứng SSD, cho phép truy cập giao thức SSH.

Các gói Shared Hosting tại Inmotion Hosting

Trình quản lý và cài đặt WordPress khá tối ưu với 1 click đơn giản, bạn cũng có thể nâng cấp lên các gói shared host khác dễ dàng ngay trong tài khoản cá nhân.

Khi đăng ký hosting tại InMotion bạn cũng sẽ được FREE tên miền .COM .NET .ORG .BIZ .INFO

Hạn chế duy nhất là giá hơi cao hơn so với mặt bằng chung, tuy nhiên do được tối ưu cho mã nguồn WordPress nên chất lượng phù hợp với giá cả.

Nếu bạn cần một host có nhiều chức năng, trang quản lý tài khoản dễ thao tác và nhanh chóng trong việc nâng cấp gói host thì InmotionHosting là lựa chọn hợp lý

Bạn truy cập InMotion Hosting tại đây

5. NHÀ CUNG CẤP A2 HOSTING

TRUY CẬP A2 HOSTING

A2 Hosting là một nhà cung cấp hosting của Mỹ được ra mắt cộng đồng năm 2003. Với hàng chục năm kinh nghiệm trong cung cấp dịch vụ hosting, A2Hosting đã trở thành thương hiệu hosting được nhiều người tin cậy.

A2 Hosting sử dụng Cpanel X bản mới nhất để quản lý hosting nên nhiều bạn sẽ dễ dàng thao tác

Ưu điểm của A2 Hosting:

A2 Hosting cung cấp 3 gói Host khác nhau: LITE – SWIFT – TUBBO, với mức giá khi chưa giảm và thông số cơ bản như hình dưới, bạn có thể tham khảo.

Mình khuyên bạn nếu đã quyết định làm website lâu dài thì mua luôn gói Swift hoặc nhu cầu lớn thì dùng gói Turbo. 2 gói này đều không giới hạn gì cả thoải mái khi sử dụng

Các gói Shared Hosting tại A2 Hosting

Nếu bạn muốn dùng dịch vụ hosting đến từ các nhà cung cấp hosting tại Việt Nam thì dưới đây là những nhà cung cấp mà mình khuyên bạn nên sử dụng.

6. NHÀ CUNG CẤP AZDIGI

TRUY CẬP AZDIGI

AZDIGI là một nhà cung cấp dịch vụ hosting khá nổi tiếng hiện nay tại Việt Nam dù tuổi đời còn non trẻ.

Azdigi là được đánh giá là một trong những Hosting tốt nhất dành cho trang Tiếng Việt hiện nay bởi chất lượng ổn định và đội ngủ hổ trợ rất tốt.

Đó cũng là lý do mình đưa AZDIGI – nhà cung cấp đến từ Việt Nam vào bảng xếp hạng này.

Dịch vụ Shared Host của AZDIGI có cấu hình tốt sử dụng các công nghệ tiên tiến hiện. Do vậy dịch vụ Shared Host của AZDIGI đảm bảo website WordPress vận hành một cách mượt mà khi lưu trữ trên này.

Một vài tính năng công nghệ nổi bật của dịch vụ Shared Host AZDIGI:

Hiện tại đang Azdigi đang có khuyến mãi lên đến 45% dành cho khách hàng mới khi đăng ký và gia hạntại đây

Nếu như bạn đang có quan tâm trải nghiệm Hosting hoặc VPS tại Azdigi thì hãy nhanh tay đăng ký nhé!

8. Cần lưu ý gì khi thuê hosting?

Sau khi tìm hiểu được hosting là gì thì bạn cũng phải nắm được một vài lưu ý để thuê hosting hiệu quả nhất. Trước hết, để sử dụng hosting cho website có hiệu quả thì bạn cần phải nắm rõ được nhu cầu sử dụng của bạn. Bạn hãy xem quy mô website của mình như thế nào và từ đó có thể thuê được hosting cần băng thông, dung lượng bao nhiêu để phù hợp nhất với website của bạn.

Bên cạnh đó, giá khi thuê hosting cũng là vấn đề đáng được quan tâm. Tuy nhiên bạn đừng để giá làm lu mờ tâm lý, sẽ không có vấn đề gì nếu bạn thuê được hosting tại một nơi uy tín mà giá rẻ. Tuy nhiên có không it trường hợp những lời quảng cáo về mức giá khi thuê hosting chỉ là chiêu trò giật tít của họ.

Không chỉ vậy, điều bạn cần lưu ý khi thuê hosting đó chính là khía cạnh kỹ thuật của hosting như tốc độ tải trang và thời gian hoạt động của máy chủ. Bởi vì đây cũng chính là 2 yếu tố đánh giá về chất lượng kỹ thuật của hosting. Sẽ không thể chấp nhận được nếu thời gian down của máy chủ là khá lâu, thời gian uptime tối thiểu phải từ 99,5 % trở lên.

Không chỉ vậy, bạn cũng nên xem xét khả năng hỗ trợ backup của hosting khi thuê. Bạn sẽ không bao giờ đoán trước được điều gì sẽ xảy ra với website của bạn, chính vì thế việc backup thường xuyên vô cùng quan trọng trong việc đán giá chất lượng của hosting.

Cuối cùng, khi thuê hosting, ngoài việc hỗ trợ kỹ thuật về web hay những vấn đề liên quan đến hosting, bạn hãy chọn nơi còn chia sẻ những kinh nghiệm để seo web lên top hay những bí quyết để giúp bạn bán hàng online hiệu quả.

Giải đáp thắc mắc cơ bản về Web Hosting

1. Web Hosting (hay lưu trữ web) là gì?

Web Hosting là nơi lưu trữ tất cả các trang Web, các thông tin, tư liệu, hình ảnh của Website trên một máy chủ Internet, Web Hosting đồng thời cũng là nơi diễn ra tất cả các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin giữa Website với người sử dụng Internet và hỗ trợ các phần mềm Internet hoạt động. Nói một cách đơn giản, Web Hosting tương đương với trụ sở làm việc hay phòng giao dịch của một doanh nghiệp trong đời thường. Khi bạn thuê một Web Hosting, điều đó cũng giống như bạn thuê một phòng trong một cao ốc để làm văn phòng hay trụ sở làm việc

2. Các yêu cầu và tính năng cần thiết của Web Hosting?

– Đầu tiên phải nói đến về vấn đề tốc độ. Máy chủ chạy dịch vụ Web phải có cấu hình đủ lớn để đảm bảo xử lý thông suốt, phục vụ cho số lượng lớn người truy cập. Phải có đường truyền kết nối tốc độ cao để đảm bảo không bị nghẽn mạch dữ liệu.

– Hỗ trợ các các ngôn ngữ lập trình cũng như cơ sở dữ liệu để thực thi các phần mềm trên Internet hoặc các công cụ viết sẵn để phục vụ các hoạt động giao dịch trên Website như gửi mail, upload qua trang Web, quản lý sản phẩm, tin tức…

– Máy chủ phải được người quản trị hệ thống chăm sóc, cập nhật, bảo dưỡng thường xuyên nhằm tránh các rủi ro về mặt kỹ thuật cũng như bảo mật.

– Web Hosting phải có một dung lượng đủ lớn (tính theo GB) để lưu giữ được đầy đủ các thông tin, dữ liệu, hình ảnh,… của Website

– Phải có bandwidth (băng thông) đủ lớn để phục vụ các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin của Website

– Phải hỗ trợ truy xuất máy chủ bằng giao thức FTP để cập nhật thông tin.

– Hỗ trợ đầy đủ các dịch vụ E-mail như POP3 E-mail, E-mail Forwarding, DNS… – Có giao diện quản lý Web Hosting để dễ dàng quản lý website, các tài khoản FTP, Email…

– Không bị chèn các banner quảng cáo của nhà cung cấp.

3. Dung lượng của Web Hosting?

Dung lượng của web hosting là khoảng không gian bạn được phép lưu trữ dữ liệu của mình trên ổ cứng của máy chủ. Như đã nói ở trên, bạn thuê một web hosting cũng giống như bạn thuê văn phòng trong một nhà cao ốc. Vậy ở đây, dung lượng của web hosting cũng giống như diện tích văn phòng của bạn.

4. Băng thông của Web Hosting?

Băng thông của web hosting là lượng dữ liệu (tính bằng MBytes) trao đổi giữa website của bạn với người sử dụng trong một tháng. Ví dụ nếu bạn tải lên website của mình một tệp tài liệu có kích thước là 1MB và có 100 khách hàng tải tệp tài liệu đó về thì bạn đã tiêu tốn tổng cộng 101MB băng thông.

5. FTP là gì?

FTP là viết tắt của cụm từ File Transfer Protocol – là một giao thức truyền tệp tin trên mạng Internet. Khi máy chủ hỗ trợ FTP, bạn có thể sử dụng các phần mềm FTP (FTP Client) để kết nối với máy chủ và tải lên các tệp tin dữ liệu cũng như cập nhật website của mình một cách dễ dàng.

6. DNS là gì?

DNS là viết tắt của cụm từ Domain Name System. Là hệ thống phân giải tên miền trên Internet. Nếu Web Hosting giống như nhà bạn và Domain name (tên miền) giống như địa chỉ thì DNS giống như bản đồ. Giúp xác định vị trí ngôi nhà của bạn khi có địa chỉ. Web Hosting hỗ trợ DNS là rất cần thiết bởi nó giúp cho tên miền của bạn liên kết được với Web Hosting. Nếu Web Hosting không hỗ trợ DNS, bạn phải cần đến nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. Điều đó cũng đồng nghĩa với sự thiếu đồng bộ, tiêu phí công sức cũng như tiền bạc.

7. Các ngôn ngữ lập trình web phổ biến?

PHP: Được chạy trên máy chủ Linux hoặc Windows. Với đặc điểm mạnh mẽ, dễ viết, dễ dùng, dễ phát triển. Cặp đôi với PHP là cơ sở dữ liệu MySQL. PHP đã trở thành ngôn ngữ lập trình web phổ biến nhất hiện nay. – ASP: Chạy trên máy chủ Windows, thường sử dụng cơ sở dữ liệu Access, được Microsoft phát triển nhắm vào các đối tượng ứng dụng văn phòng. – ASP.NET: Chạy trên máy chủ Windows. Được Microsoft xây dựng trên nền tảng .NET, kết hợp với cơ sở dữ liệu MSSQL Server khiến cho ASP.NET trở nên một địch thủ đáng gờm đối với bất kỳ một ngôn ngữ lập trình web nào. – JSP, CGI, Python: Chạy trên máy chủ Windows hoặc Linux. Đã từng nổi đình nổi đám một thời. Tuy nhiên hiện nay đã không còn phổ biến.

8. Hosting Controller hay Cpanel là gì?

Là phần mềm web đi kèm với các gói hosting hỗ trợ cho khách hàng chủ động quản lý và cấu hình gói hosting. Phần mềm này cung cấp các tính năng quản lý thư mục, database, backup dữ liệu, sub-domain,…

9. Parked hoặc Add-on Domain

Parked Domain tức là nhiều domain cùng trỏ về một khu vực nào của host, hoặc toàn bộ host. Chẳng hạn như bạn có 3 domain domain.com, domain.net, domain.info cùng trỏ host này (trong đó domain.com là website chính sẽ hiển thị), như vậy nó là parked domain. Còn Add-on domain là một dạng “cơm thêm” nhưng lại được ưa thích hơn. domain1.com, domain2.com, domain3.com là 3 add-on domain cùng một host nhưng lại trỏ vào các phần khác nhau của host. Add-on domain cho phép ta làm nhiều trang web khác nhau trên cùng 1 host, nhằm sử dụng toàn bộ khả năng của host.

Exit mobile version