Làm thế nào để bán được nhiều hàng online một cách tốt nhất!
Không có bí quyết chung nào giúp nhân viên bán hàng sớm gặt hái thành công ngoài nỗ lực làm việc và tích lũy kinh nghiệm. Đối với Shankar, mỗi hợp đồng bị đối thủ giành mất hay thuyết phục những khách hàng khó tính là những trải nghiệm quý giá giúp ông hiểu thêm về công việc này.
Dưới đây là 10 cách Shankar rút ra được để trở thành nhà bán hàng tốt hơn:
1. Tìm hiểu sơ lược về khách hàng
Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Bằng những dữ liệu có sẵn trên LinkedIn, Facebook, Twitter,…, hãy thu thập càng nhiều thông tin về khách hàng càng tốt. Việc này sẽ giúp bạn hiểu hơn về họ, từ đó có chiến lược bán hàng hàng hiệu quả hơn.
“Thông tin luôn là tài sản đáng giá trong lĩnh vực bán hàng”, ông cho biết.
2. Tập trung vào nguyên lý 80/20
Nguyên lý 80/20 khẳng định rằng việc tập trung vào 20% sản phẩm, hoặc khách hàng, hoặc nhân viên mới thật sự tạo ra 80% lợi nhuận.
“Đừng theo đuổi quá nhiều mục tiêu. Chọn lọc khách hàng và tập trung vào số đó sẽ giúp công ty nhanh chóng tạo ra sự thay đổi”, Shankar khuyên.
3. Chú trọng mở rộng mối quan hệ
Trong thời gian làm việc tại Singapore, Shankar cho biết có một hợp đồng trị giá 30 triệu USD với Chính phủ Singapore và ông muốn giành được nó nhưng lại không có mối quan hệ với những người làm tại nơi này.
“Sau đó, một người quen của tôi là quản lý cấp cao của một công ty tổ chức sự kiện phát hiện ra nhân viên thư ký của cơ quan này đang tham gia một chương trình do công ty anh tổ chức”, ông kể. Và Shankar đã nắm lấy cơ hội này, ông nhờ người bạn đó giới thiệu mình với cô thư ký trên. Điều đó đã giúp ông có cơ hội nắm 50% phần thắng so với các đối thủ khác.
4. Xây dựng lòng tin
Vì yêu cầu công việc, nhân viên bán hàng thường tập trung vào doanh số thay vì chú trọng hướng dẫn và thấu hiểu khách hàng. Đó là điều không nên, bởi bạn cần tỏ ra mình là một chuyên gia tư vấn thay vì là nhân viên bán hàng trước mặt họ.
Hãy đưa ra những lời khuyên đúng đắn với khách hàng cho dù điều đó có thể khiến họ không chọn mua sản phẩm/dịch vụ của bạn ngay. Làm vậy, bạn sẽ nhận được sự tôn trọng và lòng tin của khách hàng – những yếu tố giúp bạn có được lợi ích lâu dài cho công việc kinh doanh sau này.
5. Đừng bán hàng vì bị áp lực
Đừng bao giờ bán hàng trong lo lắng. Bạn phải để khách hàng cảm thấy thoải mái với quyết định mua sản phẩm.
“Trong lần gặp gỡ đầu tiên, bạn phải đảm bảo rằng mình là người biết lắng nghe và thấu hiểu khách hàng. Nỗi tuyệt vọng hiện trong ánh mắt bạn sẽ khiến khách hàng tránh xa bạn”, Shankar cho biết.
6. Quan tâm khách hàng
Sau lần gặp đầu tiên, bạn nên thể hiện sự quan tâm đến khách hàng đó. “Điều này không có nghĩa là bạn liên tục gọi điện làm phiền hay chọc tức họ”, Shakar cảnh báo. Bạn cần hiểu về những mối quan tâm của khách hàng và chia sẻ thông tin hữu ích để họ dễ dàng hơn trong việc ra quyết định.
7. Tỏ ra công bằng
Shankar khuyên, bạn nên phân tích cả mặt tích cực và tiêu cực của những sản phẩm cạnh tranh để khách hàng không có cảm giác bạn đang cố gắng bán hàng cho họ. Bạn cần để khách hàng biết rằng bạn chỉ đang giúp họ hiểu hơn về dòng sản phẩm họ đang quan tâm và bạn không thiên vị bên nào.
8. Am hiểu sản phẩm
Có những khách hàng hiểu về sản phẩm nhiều hơn bạn nghĩ. Là nhân viên bán hàng, bạn nên hiểu rõ về sản phẩm để luôn sẵn sàng trả lời các thắc mắc của khách hàng, cho dù những câu hỏi này có khó khăn hay ngớ ngẩn đến đâu.
Đồng thời, nên thường xuyên cập nhật các tin tức liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của bạn. Dành thời gian phân tích các nhận xét tiêu cực dành cho sản phẩm của công ty trên các phương tiện truyền thông xã hội để hiểu hơn về suy nghĩ của khách hàng.
9. Biết phân chia thời gian
Không phải khách hàng nào bước vào cửa hàng cũng quyết định mua sản phẩm. Dù vậy, vẫn có nhiều nhân viên bán hàng lãng phí thời gian thuyết phục những khách hàng không có ý định mua hay không đủ tiền mua.
Cố gắng phán đoán về khách hàng, sau đó ưu tiên người mà bạn cho là khách hàng tiềm năng và dành thời gian tư vấn cho họ.
10. Chơi với người có ảnh hưởng
Các công ty thường lớn thuê những nhân viên giàu kinh nghiệm, các quan chức cao cấp của chính phủ, các cựu CEO hoặc giám đốc là người nước ngoài để làm việc. Nguyên nhân bởi họ có nhiều mối quan hệ lớn và có tiếng nói trong lĩnh vực chuyên môn, chưa kể những ý kiến của họ có tính chuẩn xác cao.
“Các startup cần hợp tác với các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách, khách hàng, thậm chí với những người có ảnh hưởng đến việc ra quyết định của các khách hàng tiềm năng”, Sankhar khuyên.
Cách bán hàng trên Shopee thực chiến – Dễ dàng áp dụng ngay
1. Đặt tiêu đề cho sản phẩm cuốn hút và hiệu quả
Tiêu chí đầu tiên cần chú ý, và cũng là tiêu chí dễ bị bỏ qua nhất cho những người mới bắt đầu. Đa phần các chủ shop thường đặt yêu cầu không quá cao cho việc đặt tên sản phẩm, chỉ cần tên đầy đủ rõ ràng đã có thể chấp nhận được rồi. Tuy nhiên như vậy là đã bỏ đi một lượng rất lớn khách hàng tiềm năng khi bán hàng trên Shopee.
Thông thường khách hàng sẽ tiến hành tìm kiếm trên Shopee để tìm sản phẩm, những cụm từ mà khách hàng tìm kiếm tương đối đa dạng, ngoài đúng tên/chủng loại sản phẩm ra thì khách hàng còn có thể tìm kiếm theo tính năng, theo vấn đề mà họ gặp… Ví dụ với sản phẩm “Đài phun nước nhỏ”, nếu bạn chỉ đặt tên là Đài phun nước nhỏ, vô tình bạn đã bị kém lợi thế hơn các đối thủ khác khi khách hàng tìm kiếm với các cụm từ như sau “đài phun nước mini”, “đài phun nước phong thủy”, “Đài phun nước để bàn”…
Tiêu đề cũng là cửa ngõ đầu tiên quyết định khách hàng có tiếp tục tìm hiểu về sản phẩm của bạn không, do đó bỏ thêm công sức để tìm ra được tiêu đề cuốn hút sẽ mang lại cho bạn hiệu quả bất ngờ, không chỉ tăng cao tỉ lệ CTR (Click-through-rate), mà còn để lại ấn tượng tốt với khách hàng.
Như vậy với sản phẩm ví dụ ở trên, tiêu đề mới “Đài phun nước phong thủy mini – nhỏ nhưng độ bền cao” chắc chắn sẽ tốt hơn tiêu đề ban đầu. Nếu bạn đang đi tìm cách bán hàng trên shopee hiệu quả thì hãy áp dụng cách này ngay.
Nắm trong tay 8 cách đặt title dưới đây để thu hút khách hàng mua sản phẩm và ghé qua gian hàng của bạn:
2. Tăng các chỉ số đánh giá của shop
Shopee sẽ ưu tiên hiển thị các sản phẩm có chỉ số tốt đến khách hàng. Ví dụ như:
– Giá sản phẩm
– Lượt yêu thích sản phẩm
– Chỉ số bán hàng (Lượt khách mua hàng, tỷ lệ inbox, thời gian phản hồi khách hàng,…)
– Chỉ số đánh giá/review 5*
– Video/Hình ảnh sản phẩm đẹp, ấn tượng, thu hút khách hàng click
Các chỉ số trên là tiêu chí quan trọng để cả hệ thống của Shopee lẫn khách hàng cân nhắc lựa chọn sản phẩm của bạn. Khi những chỉ số của shop bạn tốt, bạn sẽ được ưu tiên hiển thị hơn và dễ dàng có được lòng tin của khách hàng hơn.
Tất cả công việc bạn cần làm là dành công sức tương tác với khách hàng, tăng tỉ lệ inbox, giảm thời gian phản hồi, sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh để ship hàng, chủ động gợi ý những khách hàng cảm thấy hài lòng để lại đánh giá. Đặc biệt chọn được đối tác ship hàng phù hợp sẽ làm khách hàng dễ dàng cảm thấy hài lòng hơn khi được giao hàng nhanh và đúng mô tả.
Tất cả các công sức của bạn sẽ đổ bể nếu bạn dính phạt sao quả tạ và bị hạn chế các chương trình khuyến mãi cũng như phí giao hàng trên shopee. Tìm hiểu thêm bài viếtSao quả tạ là gì? Cách tránh sao quả tạ khi bán hàng trên Shopeebằng cách click xem thêm bài viết dưới đây.
3. Tham gia các chương trình sale
Shopee thường xuyên tổ chức các chương trình flash sale, đây là cách bán hàng trên shopee cực kỳ hiệu quả, giúp tăng cơ hội tiếp cận nhiều khách hàng hơn, đặc biệt tỉ lệ quyết định mua hàng của khách hàng tại thời điểm này cũng cao hơn các thời điểm khác. Tuy nhiên, bạn cần phải cân nhắc kỹ càng chính sách của Shopee bán hàng để xem mức giảm giá có phù hợp không và Shopee có ưu đãi gì khác trong thời điểm flash sale không.
4. Cách chụp ảnh sản phẩm đẹp
“Cần phải chụp ảnh sản phẩm đẹp” – vấn đề ai cũng nói, ai cũng biết là cần phải làm. Nhưng ngoài những cửa hàng có thể đầu tư thuê các bên khác chụp ảnh chuyên nghiệp, thì những shop với quy mô nhỏ hơn cần làm sao để cũng có những bức ảnh lôi cuốn tương tự? Hãy tham khảo cách thức đã được triển khai thực tế bởi rất nhiều chủ shop, với các bước rất cụ thể sau nhé:
-Chuẩn bị điện thoại: với dòng máy tầm giá từ 5 triệu – 8 triệu hiện nay là đã đủ
-Đảm bảo kính của camera không bị bụi, lau thường xuyên và giữ không để xây xát
-Tận dụng nguồn sáng tự nhiên: chọn khung giờ từ 8h-10h và từ 15h-17h, tránh những thời điểm nắng quá gắt, chú ý không chụp ngược sáng.
-Chọn phông nền tự nhiên: với một chút tinh ý, bạn hoàn toàn có thể chọn tường, cửa sổ, đệm, bàn ăn, ban công, dưới lòng đường/vỉa hè…. để làm nền cho bức ảnh, vừa tự nhiên lại vừa không đụng hàng.
-Cho thêm một vài chi tiết nhỏ để trang trí bên cạnh sản phẩm: cành cây, điện thoại cổ, cuốn sổ/cái bút, bông hoa nhỏ, miếng vải gấp, thú bông. Chú ý không cho quá nhiều chi tiết, gây rối mắt
-Sắp xếp để sản phẩm nổi bật, chọn bố cục theo tỉ lệ vàng 1/3
-Sáng tạo một cách sắp xếp hay cách chụp ảnh mới theo ý thích của riêng bạn. Miễn sao chính bạn nhìn vào cũng muốn mua sản phẩm của mình.
-Sử dụng một số ứng dụng chỉnh sửa ảnh ngay trên điện thoại để tìm được kết quả như ý.
Set up chụp ảnh sản phẩm chỉ với phông trắng và điện thoại smartphone
5. Tư vấn cho khách hàng tận tình, khiến khách hàng thoải mái
Việc tư vấn cho khách hàng là giai đoạn mấu chốt để khách hàng quyết định mua hàng. Tuy nhiên với nhiều nguyên nhân mà chủ cửa hàng không thể kiểm soát được công việc này như mình mong muốn. Giải pháp đưa ra là xây dựng kịch bản tư vấn cho khách hàng chi tiết nhất có thể. Chú ý kiểm soát các cuộc hội thoại với khách hàng để điều chỉnh và cập nhật lại nhanh nhất có thể.
Việc làm hài lòng khách hàng từ những chi tiết nhỏ nhất sẽ giúp tăng tỷ lệ quay lại mua hàng lần 2, thậm chí nhiều khách hàng chẳng ngại vot 5* và viết review chất cho cửa hàng của bạn nhờ những ấn tượng tốt này.
6. Sử dụng hashtag khi bán hàng trên Shopee
Trong cáccách bán hàng trên Shopee hiệu quảthì sử dụng hashtag là cách thức giúp người mua tiếp cận sản phẩm vô cùng nhanh chóng. Hãy chú ý thêm hashtag vào mô tả của sản phẩm. Đặc biệt khi bạn sử dụng đồng thời nhiều kênh khác để truyền thông về sản phẩm của mình, một hashtag thống nhất có thể tận dụng tối đa kết quả hoạt động của các kênh truyền thông.
Hãy nhớ hashtag cả chữ không dấu và có dấu để tăng khả năng lên top khi tìm kiếm sản phẩm.
7. Quan sát thị trường, lựa chọn đúng xu thế
Những cửa hàng kinh doanh sản phẩm có tính mùa vụ cao thì việc quan sát thị trường để dự đoán xu thế sắp tới là yếu tố sống còn. Ví dụ như ngành hàng thời trang, nghiên cứu và nắm bắt xu thế tốt giúp bạn có nhiều lợi thế như nhập hàng sớm, có mức giá tốt hơn các cửa hàng khác, chỉ cần chậm chân bạn có thể chịu khoản lỗ lớn và phải xả hàng gấp vì đặc điểm của ngành hàng này là theo mùa vụ, hết mùa bạn sẽ không bán được nữa mà phải xả hàng bằng giá vốn.
Nếu bạn bán nhiều sản phẩm hoặc thích bán hàng theo trend, hãy tận dụng công cụ nghiên cứu từ khóa để xem mặt hàng nào đang được tìm kiếm nhiều nhất, bạn có thể tận dụng thêm tab “Hàng bán chạy” trên shopee để tìm hiểu các mặt hàng đang bán tốt nhất trên sàn, xem các chỉ số như một ngày bán được bao nhiêu đơn của các shop top đầu là có thể đánh giá và lựa chọn được mặt hàng mới rồi.
Top các mẫu ốp lưng iphone bán chạy trong tháng
8. Cách đặt giá cạnh tranh
Với đặc thù của khách hàng: Nữ giới rất nhạy cảm về giá còn Nam giới thiên hướng thích đồ độc. Nên khi kinh doanh các mặt hàng cho phái nữ thì cạnh tranh về giá là một trong các cách bán hàng trên shopee hiệu quả được nhiều chủ shop áp dụng nhất.
Hãy khảo sát các shop khác về giá cả và đưa ra mức giá cạnh tranh phù hợp, nếu đặt giá cao quá sẽ có bất lợi khi khách hàng sẽ không ưu tiên xem hàng của bạn trước. Bạn có thể áp dụng thêm một số chương trình khuyến mãi khác như giảm giá giờ vàng giá sốc, miễn phí ship,…Chỉ cần rẻ hơn 5,000 đ – 10,000đ thôi cũng có thể giúp bạn giành được khách hàng rồi.
Tất nhiên sau cùng bạn vẫn phải cân đối lại giá bán để đạt được mức lợi nhuận nhất định, tránh việc chạy theo giảm giá mà quá cả giá vốn, lợi nhuận không đủ bù chi phí.
9. Xem xét áp dụng chính sách bảo hành sản phẩm
Tâm lý khách hàng tại Việt Nam phần lớn đều thích sự an toàn, nếu shop của bạn bổ sung chính sách bảo hành sản phẩm, đổi trả hàng khi có lỗi của nhà sản xuất thì khách hàng sẽ tin tưởng và dễ ra quyết định mua hàng hơn.
Chính sách này phù hợp với các mặt hàng điện tử, điện gia dụng hoặc các thiết bị đồ chơi,… Nhiều khách hàng thiếu niềm tin vào mua hàng online vì thế áp dụng chính sách này sẽ khiến khách hàng tin tưởng thậm chí quay lại mua hàng của bạn nhiều lần hơn.
10. Cẩn trọng khi sử dụng khuyến mại
Khuyến mại là một phương án kích thích mua hàng không mới nhưng vẫn giữ được hiệu quả nhất định. Nhất là hiện nay, khi khuyến mại gần như trở nên phổ thông, hầu hết các cửa hàng đều áp dụng chương trình khuyến mại vào mùa mua sắm cao điểm. Tuy nhiên, việc lạm dụng khuyến mại như con dao hai lưỡi, xét về dài hạn có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến việc phát triển của cửa hàng.
12 nguyên tắc không thể bỏ qua khi bán hàng trên lazada
1. Đánh giá tốt từ khách hàng
Mọi người vào Lazada tìm kiếm sản phẩm và chọn mua sản phẩm tại gian hàng Lazada nhiều bình chọn tích cực nhất.
Khi chưa cảm thấy đủ tự tin đưa ra quyết định, bạn thường nhờ đến tư vấn của mọi người và người mua hàng cũng vậy. Họ sẽ tìm đến những bằng chứng xã hội, những đánh giá sản phẩm của những người mua trước đó để đưa ra quyết định cuối cùng. Đó là kinh nghiệm bán hàng trên Lazada để đời nhất định bạn cần nhớ rõ.
2. Luôn tương tác tích cực với khách hàng
Khách khen sản phẩm tốt thì vào cảm ơn. Khách chê giao hàng chậm thì vào xin lỗi. Khách phản ánh hàng không được như mong đợi thì thẳng thắn phản hồi và ngỏ ý đổi trả miễn phí…
Bởi thái độ tương tác của bạn cũng là một thước đo rất quan trọng để người mua suy xét giữa quyết định “có” hoặc “không”.
3. Điểm đánh giá khách hàng quyết định đến hiển thị sản phẩm
Sau mỗi một đơn hàng mua thành công, khách hàng sẽ được quyền để lại một đánh giá và nhận xét về sản phẩm mà họ nhận được. Bạn hãy tận dụng điều này, chủ động gọi điện hỏi thăm khách, nhờ những người hài lòng vào vote 5 sao và đưa ra nhận xét tích cực cho gian hàng của bạn. Khi tỷ lệ đánh giá tốt bạn sẽ nhận được rất nhiều ưu đãi:
- Tăng cao khả năng hiển thị sản phẩm trên trang chủ
- Tăng cao khả năng được hiển thị sản phẩm trong thanh tìm kiếm
- Được ưu tiên tham gia các chương trình khuyến mại hấp dẫn nhất từ Lazada
Ngược lại, nếu điểm đánh giá <30%, nhà bán hàng sẽ mất mọi quyền lợi: Sản phẩm không hiện trang chủ, khi người mua tìm kiếm sản phẩm cũng không hiển thị, và không đủ điều kiện tham gia các chương trình ưu đãi dành cho nhà bán hàng.
4. Tối ưu cho thuật toán tìm kiếm
Khi người mua hàng tìm kiếm sản phẩm trên trang chủ Lazada, kết quả trả về không phải ngẫu nhiên, mà nó được sắp xếp logic tuân theo quy ước thuật toán Lazada quy định.
Tương tự cho khối gợi ý sản phẩm liên quan, hay khối multisource (còn gọi là đa nguồn sản phẩm, hay gộp sản phẩm)… Tất cả đều nằm trong tính toán của thuật toán Lazada. Điểm chất lượng nhà hàng bán hàng càng cao, mọi thứ càng được ưu tiên nổi bật so với đối thủ. Các tiêu chí ảnh hưởng đến điểm chất lượng bao gồm:
- Điểm tốc độ xử lý đơn hàng
- Tỉ lệ hủy hàng do nhà bán hàng
- Tỉ lệ giao sai, giao thiếu
- Tỉ lệ vi phạm chất lượng sản phẩm
- Điểm đánh giá từ khách hàng
5. Đánh giá tự nhiên và số lượng nhiều
Hoài nghi vốn dĩ là phản ứng tự nhiên của con người khi họ thấy một thứ gì đó thái quá, hoặc cảm giác không đúng sự thật. Với những gian hàng chỉ có vài đánh giá tích cực, hoặc nội dung đánh giá cụt lủn, cũng không đem lại nhiều hiệu quả cho bạn.
Vì vậy, cố gắng kích thích mọi khách hàng đánh giá, càng chi tiết càng tốt. Các đánh giá phải thể hiện được sản phẩm của bạn tốt, dịch vụ tốt, vận chuyển nhanh, ảnh và sản phẩm thực tế đúng như mô tả ….
6. Viết mô tả sản phẩm chi tiết
Nội dung đầy đủ, chi tiết sẽ giúp khách hàng hiểu thông suốt về lợi ích sản phẩm, cách sử dụng và cách thức mua hàng, bảo hành…Khi nội dung của bạn có thể giải đáp mọi khúc mắc của người mua, lúc đó họ mới sẵn sàng đặt hàng và chắc chắn tỷ lệ hoàn hàng sẽ giảm.
Tất nhiên, nội dung không chỉ chi tiết mà cũng cần chuẩn SEO. Bởi vì khi người mua tìm kiếm tên sản phẩm của bạn trên Google, bạn cũng rất muốn sản phẩm của bạn vượt qua tất cả đối thủ để lên top đúng không nào?
7. Đầu tư chụp ảnh sản phẩm
Các sản phẩm bạn bày bán không phải hữu hình, khách không thể sờ, hay cầm nắm trực tiếp. Vậy chỉ còn một cách là đầu tư ảnh thật đẹp, chụp đầy đủ mọi góc cạnh, từ chi tiết đến tổng quan của sản phẩm.
Như vậy, người mua dễ hình dung và biết chính xác nó sẽ như thế nào. Hơn nữa, ảnh đẹp sẽ là điểm nhấn lôi kéo khách hàng chú ý đến bạn mà không phải là các đối thủ xung quanh.
8. Đừng chỉ nghĩ bán hàng trên Lazada
Đơn giản thôi. Người mua họ đâu chỉ có tập trung trên Lazada, họ có thể mua trên website, qua cửa hàng, trên Facebook, hoặc các sàn Thương mại điện tử khác. Vậy bạn có nên mở rộng kênh bán hàng của mình không?
9. Đừng chạy đua về giá, nhất định phải nhớ điều đó
Thay vào đó hãy tập trung cải thiện về xếp hạng của bạn bằng cách trả lời mọi tin nhắn của khách hàng. Đầu tư vào nội dung, sản phẩm tốt. Hãy nghiêm túc nghĩ đến việc xây dựng thương hiệu của bạn về lâu dài.
Mà lẽ thường việc giảm giá triền miên không phải là cách tốt để xây dựng một thương hiệu tốt.
10. Nếu xác định kinh doanh lâu dài trên Lazada, hãy cẩn trọng
Đầu tiên hãy đảm bảo việc kiểm soát hàng tồn kho, đơn hàng của bạn kịp thời, tránh tình trạng hết hàng, bị động về hàng hóa hay kiểm soát đơn hàng khó khăn.
Kiểm soát đơn hàng kém dẫn đến giao hàng trễ. Kiểm soát hàng tồn kho kém sẽ dẫn đến phải hủy đơn vì không còn hàng giao cho khách. Trên tất cả, khi khách đánh giá kém bạn sẽ bị khóa tài khoản bất cứ lúc nào.
Sản phẩm đại trà và bán phá giá cũng là một vấn nạn trên Lazada. Bạn dễ dàng tìm thấy những chiếc ví 10K, tai nghe 12K, những bộ quần áo chỉ vài chục nghìn … Chưa cần xét đến chất lượng, nhưng giá là cái lợi ích đầu tiên đập vào mắt người mua sắm. Hơn nữa, với văn hóa mua sắm như ở Việt Nam, giá rẻ vẫn là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng, cho đến khi họ bị “lừa” vài vố.
Hãy cứ nhớ gian hàng là của bạn. Nhưng dưới sự quản lý của Lazada. Ngay cả khi bạn chấp hành nghiêm chỉnh thì cũng có lúc xảy ra sơ suất. Bạn hãy tham khảo mộtphần mềm bán hàng onlinegiúp bạn kết nối với Lazada và kiểm soát được tồn kho, đơn hàng,…
11. Bán những sản phẩm độc đáo
Độc đáo ít bị cạnh tranh, và nổi bật hơn so với các gian hàng khác trên Lazada. Nếu bán các sản phẩm đại trà, bạn cũng nên tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm bằng một cách nào đó.
Thực tế nhiều sản phẩm trên thị trường tưởng mới, nhưng nó chỉ giống như “bình mới rượu cũ”, chất vẫn vậy, chỉ là tút tát vẻ bề ngoài một chút, hoặc thay đổi tên gọi cho oách hơn, nổi bật hơn. Tuy nhiên, hãy lưu ý tên sản phẩm dù đổi cũng không được sai bản chất và phải chứa từ khóa có nhiều tìm kiếm.
12. Các ưu đãi của Lazada dành cho nhà bán hàng
Mỗi tháng Lazada đều có rất nhiều chương trình ưu đãi cho nhà bán hàng, như free ship, các gói khuyến mại… Theo dõi và tận dụng nó là một ưu thế lớn để tăng doanh thu cho bạn. Đây cũng là mấu chốt để bán hàng thành công trên Lazada nhưng nhiều nhà bán hàng chưa biết tận dụng nó.
13. Dùng Sapo GO – Quản lý bán hàng trên Sàn TMĐT hiệu quả
Bán hàng trên sàn TMĐT thì quản lý hàng tồn kho là một kỹ năng quan trọng khi kinh doanh nói chung và bán hàng trên Lazada nói riêng. Nếu không quản lý tồn kho chặt chẽ, chỉ cần thất thoát 1 vài sản phẩm là đã gây thiệt hại không nhỏ mà bạn phải bán rất nhiều đơn hàng mới có thể kéo lại được.
Thay vì “ôm hàng” với số lượng lớn, bạn nên tận dụng các mối quan hệ để được lấy hàng với giá sỉ với số lượng nhỏ, bạn vừa có thể giảm thiểu tối đa rủi ro hàng tồn kho, vừa đa dạng mặt hàng. Ngoài ra, còn 1 cách khác hiệu quả hơn đó là sử dụng phần mềm quản lý bán hàng trên Lazada giúp bạn kiểm soát hàng tồn kho chính xác đặc biệt là khi bán hàng đa kênh.
Sapo GO – quản lý bán hàng online và trên Sàn hiệu quả với khả năng kết nối giúp bạn bán hàng và quản lý đa kênh sẽ là giải pháp tối ưu. Số lượng tồn kho ban đầu trên Sapo sẽ được đồng bộ lên kênh Lazada.
Các cách bán hàng trên Sendo hiệu quả mà chủ shop cần biết
Nếu đang có ý định bán hàng trên Sendo, bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm và cáccách bán hàng trên Sendohiệu quả sau đây.
Lựa chọn đơn vị vận chuyển phù hợp
Khi tham gia thương mại điện tử, các đơn vị này cũng hợp tác với một số đơn vị vận chuyển để thực hiện giao hàng cho người tiêu dùng. Vậy, để quy trình bán hàng của bạn hiệu quả, đơn hàng đến tay khách nhanh chóng hơn, bạn nên cân nhắc để lựa chọn 1 – 2 dịch vụ vận chuyển chất lượng nhất, hoặc phù hợp với hoạt động kinh doanh của bạn (về địa điểm, chính sách gửi hàng hóa, giờ giấc lấy – giao hàng…), tránh chọn mặc định tất cả đơn vị được cung cấp sẽ rất khó quản lý và hợp tác
Chăm sóc shop như chăm sóc website riêng
Với thương mại điện tử, mỗi đơn vị sẽ có một khu vực hoạt động shop riêng, giống như một website mini vậy. Và để có thể thu được nhiều đơn hàng hơn, bạn nên đầu tư đăng sản phẩm theo các cụm từ, từ khóa được nhiều khách hàng tìm kiếm thay vì chạy quảng cáo ngoài trang chủ.
Thói quen của người tiêu dùng khi đi dạo các trang thương mại điện tử chính là tìm kiếm trực tiếp các từ khóa hoặc thư mục sản phẩm, nên việc này sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng được nhanh chóng hơn.
Tối ưu sản phẩm của bạn
Khi đăng tải một sản phẩm, bạn nên điền đầy đủ các thông tin mà Sendo yêu cầu cung cấp từ tên gọi, màu sắc, giá cả cho đến hình ảnh. Sendo có bộ lọc đánh giá để bạn đo lường, thông thường nếu tối ưu sản phẩm của bạn đặt trên 70% thì khả năng tiếp cận khách hàng sẽ cao hơn.
Bên cạnh đó, các nội dung mô tả và hình ảnh cũng cần chi tiết, làm nổi bật được sản phẩm của bạn. Đối với bạn nào có kinh nghiệm SEO thì đây chính là một lợi thế, vì tối ưu sản phẩm trong Sendo cũng giống như tối ưu seo Onpage cho website.
Nên gọi điện xác nhận đơn hàng trước khi giao
Khi mua bán hàng trên mạng, không chỉ người mua mà giờ đây những người bán hàng cũng cần phải cảnh giác. Để tránh tỉ lệ hủy đơn, giao hàng không thành công hay tệ hơn là gặp phải đơn hàng giả, bạn nên gọi điện xác nhận trước cho khách hàng trước khi tiến hành vận chuyển. Thao tác này không tốn quá nhiều thời gian nhưng đồng thời cũng giúp bạn ghi điểm với những khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm thực sự.
Tự quản lý đơn hàng bằng phần mềm riêng
Khi bán hàng trên Sendo hay bất kì trang thương mại điện tử nào khác, bạn nên tự quản lý đơn hàng riêng bằng Excel hoặc phần mềm bán hàng. Đơn hàng nào nhận tiền từ Senpay rồi thì ghi chú lại, và có một bảng tổng hợp riêng. Như vậy, các bạn sẽ không bị rối, chứ đừng phụ thuộc vào Sendo. Đây cũng là cách bạn có thêm data khách hàng để re-marketing sau này.