Mở lò bánh mì cần bao nhiêu vốn?
- Trung bình để mở được một lò bánh mì ở Việt Nam bạn cần phải chuẩn bị khá nhiều. Và đầu tư dây truyền thiết bị phục vụ cho làm bánh của tiệm. Nó bao gồm có 1 lò nướng bánh tùy vào cửa hàng lớn hay bé, khay làm bánh và 1 máy trộn bột. Những vật dụng trên là thiết bị cơ bản để bạn mở một lò bánh mì. Với 1 bộ này bạn phải bỏ ra khoảng 40 đến 100 triệu đồng.
- Ngoài ra bạn cũng phải cần có các loại máy bổ trợ khác giúp giảm nhân công và tăng năng suất làm bánh. Các loại máy này có thể kể tên như: Máy se bột bánh mì, tủ ủ bột, máy chia bột…
- Bên cạnh đó bạn còn phải thuê nhân công và vô số các chi phí phát sinh khác. Nếu bạn chưa có địa điểm mà phải đi thuê thì bạn sẽ phải chuẩn bị thêm cả tiền địa điểm.
- Tiền duy trì, vận hành và các phụ phí phát sinh ngoài lề. Nó làm tăng khoản chi phí phải bỏ ra thêm 40 triệu nữa.
Tóm lại để mở lò bánh mì bạn cần có 1 số vốn khá lớn. Có thể ước tính khoảng 150 đến 200 triệu đồng. Cũng không phải là vấn đề nhỏ với một số bạn bắt đầu kinh doanh nhỉ. Tuy nhiên đó mới chỉ là số vốn của bạn phải bỏ ra. Để xem xét có nên mở tiệm bánh không bạn cần phải tính tới thu nhập và lãi xuất của nó. Vì thế chúng ta đến với bài toán thứ 2 thu nhập và lãi xuất của lò bánh mì.
Mở lò bánh mì có lãi không?
Công suất trung bình của một lò nướng bánh mì sử dụng 5 khay nướng. Một ngày khoảng 800 tới 1000 chiếc bánh mì. Để làm được lượng bánh như trên chúng ta cần khoảng 40 kg bột mì và các nguyên liệu đi kèm. Với giá trị hiện nay một chiếc bánh mì mới ra lò có giá vào khoảng 2500 đồng đến 3000 đồng/1 bánh. Để con số trung bình và hợp lý nhất với giá thị trường hiện nay kèm theo giá bán buôn bán lẻ. Tôi mình tạm tính 2500đ cho một bánh.
Với 40 kg bột mì và các nguyên liệu phụ bên khác. Bạn phải chi ra khoảng từ 800.000 đến 1.000.000 đồng tùy thời điểm. Vậy là nếu tiêu thụ hết số lượng bánh đã làm ra trong ngày thì doanh số thu về là 2.500.000 đồng/ngày. Chúng ta có thể tính được lợi nhuận trung bình thu được sẽ giao động trong khoảng 1.500.000 – 1.700.000đồng/ 1ngày.
Bài toánkinh doanh lò bánh mìhiệu quả, lợi nhuận cao:
I/ Nhân lực và máy móc hỗ trợ
Phối hợp thật chuẩn & hoàn hảo giữa máy móc + con người. Giúp tăng năng suất làm bánh lên cao hơn! Thực tế Ổ bánh mỳ sẽ đều, tròn, bóng, đẹp.
Thay vì nghĩ mình sẽ sở hữu nhân sự nhiều – Hãy nghĩ nhân sự ít đi còn lại đầu tư vào thiết bị làm bánh phải tốt và thật chuẩn – Phối hợp ăn ý – lấy hiệu quả, năng suất, chất lượng làm đặt lên hàng đầu.
Vốn 100 triệu – 500 triệu : Là một mức kinh phí đủ để bạn có thể khởi nghiệp. Vì chi phí mặt bằng nếu ở Hồ Chí Minh là khoảng 15 – 30 triệu / 1 tháng
Nhân sự : 7 triệu / thợ
Máy móc: Tùy loại
Vì thế tính kỹ thì khâu chuẩn bị tiền bạc: bèo 100 triệu nhé!
—KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH SOẠN SẴN — GIÚP CÁC BẠN HÌNH DUNG CON SỐ RÕ ĐỂ GIẢM RỦI RO KHI CHÍNH THỨC BƯỚC VÀO KINH DOANH LÒ BÁNH MỲ!
Quy tình làm bánh mì gồm các bước:
Trộn bột – Chia bột – Se bột – Ủ bột – Nướng bánh
Bộ dây chuyền cơ bản: máy trộn bột 7kg + tủ ủ bột 16 khay + lò nướng bánh mì đối lưu 5 khay
Dây chuyền thiết bị làm bánh mì đầy đủ
Mỗi khâu vận hành máy đều cần có người phụ trách, dựa vào chi phí mở lò từ đó suy nghĩ nên nhập bao nhiêu máy. Sau đó định hướng kinh doanh
Nếu mới khởi nghiệp, tốt nhất bạn nên chọn những dòng máy có năng suất vừa phải, ” Bếp công nghiệp Toàn Cầu ” sẽ giúp bạn sở hữu được máy làm bánh công suất tốt – chuẩn và hoàn hảo nhất!
Công thức: Bộ dây chuyền cơ bản: máy trộn bột 7kg + tủ ủ bột 16 khay + lò nướng bánh mì đối lưu 5 khay
Bộ dây chuyền đầy đủ thiết bị: máy trộn bột + máy chia bột + máy se bột + tủ ủ bột + lò nướng bánh mì
Vốn mở lò bánh mì đầu tư vào máy móc rơi vào khoảng 60 – 100 triệu đồng
Tay nghề làm bánh:
99% Thành công ở hương vị và hình dáng của ổ bánh mì không nằm ở máy làm bánh mà chính là khâu trộn bột & bản lĩnh, kinh nghiệm thợ làm bánh!
Một thợ làm bánh giỏi không phải dễ tìm. Có 3 phương án cho bạn lựa chọn:
+ Có tay nghề sẵn hoặc tự học làm bánh để làm thợ chính và thuê thêm 1 – 2 nhân công nữa!
+ Thuê thợ làm bánh chính ở bên ngoài và bạn là người hỗ trợ
+ Thuê toàn bộ thợ bên ngoài và bạn là người quản lý
LÀM CHỦ – LÀM THUÊ 2 ranh giới không là không thể. Vì thế khi bạn làm thợ làm bánh, mốc kế tiếp của bạn là ‘ông chủ lò bánh mỳ’. Và nếu bạn không bản lĩnh thật sự hãy nhìn lại…Lời khuyên của tôi dành cho bạn đó chính là học 1 thủ thuật – khóa học của lão làng nào đó để nghề là nghề không phải ai cũng thể so sánh được với bạn – thương hiệu bạn xây dựng tạo ra!
——————Kế hoạch tài chính khi kinh doanh bánh mì——————-
Địa điểm và mặt bằng mở lò bánh mì:
Các địa địa điểm mở lò bánh mì tùy thuộc vào bản thân bạn đã xuất phát từ đâu?
Nếu bạn là người thôn quê hãy cho mình sử dụng các mối quan hệ – kinh nghiệm của bản thân sở hữu quỹ đất rộng – mặt bằng thoáng nhiều người qua lại chẳng hạn như ngã 3 – ngã 4. Thành bại không ở 1 điểm mà ở nhiều điểm vì thế ngay cả vị trí cũng là một tiêu chí để tạo nên thành công hãy cân nhắc thật kỹ.
Nếu bạn người thành phố – Khó khăn ở chỗ mặt bằng giá cao – tìm chỗ ưng ý thì khó. Đôi lúc hãy cố gắng hết mức để sở hữu diện tích phù hợp ở ngã 3-ngã 4 nào đó để có thể dựng lên lò bánh mỳ khiêm tốn – Kết hợp công nghệ 4,0 để đẩy mạnh đơn hàng.
Mở cửa hàng bánh mì đang là điểm sốt ở các thành phố lớn
Các đầu ra của thành phẩm:
+ Cơ sở vật chất – máy móc:
+ Vốn
+ Máy móc
+ Thợ làm bánh
+ Mặt bằng
…
Đây được xem đòn bẩy của việc hái ra lợi nhuận
Hình thức đầu ra:
+ Bán lẻ: Công nghệ 4.0 sử dụng Goviet – Grab,…, Các khách đi ngang tiện ghé mua
+ Bán sỉ: Những mối quen biết, người thân giới thiệu…
Mở tiệm bánh mì cũng là một lựa chọn đáng xem xét
Những người mở lò bánh mì cũng thường kết hợp mở tiệm bánh ngọt, bánh kem bởi ngoài chi phí đầu tư cố định về máy móc chỉ cần bổ sung thêm một vài sản phẩm.
Tạo lợi thế cạnh tranh
Người dẫn đầu thị trường bao giờ cũng có những ưu thế nhất định nhưng nếu bạn không phải người đầu tiên thì cũng đừng nản lòng bởi có trước có sau, không thiệt đi đâu mà sợ!
Bạn có thể tham khảo áp dụng một số phương án sau:
Khuyến mại
Việc mở lò bánh mì ở quê không giống như mở trên thành phố. Các lò bánh mì ở quá gần nhau sẽ khiến cho lượng khách mỗi bên giảm đi đáng kể bởi nhu cầu hiện tại chưa nhiều.
Mặt khác, làng quê vốn yên bình hơn thành phố nên các chương trình khuyến mại bạn tạo ra có thể là điểm nhấn giúp bạn thu hút khách hàng như: mua 1 tặng 1 nhân dịp khai trương, mua bánh mì góp phần ủng hộ người nghèo…
Bao bì
Thay vì sử dụng túi nylon thông thường vừa đại trà lại vừa gây hại cho môi trường thì bạn có thể chuyển sang đóng gói bằng túi giấy thân thiện hơn.
Bạn có thể in tên và những ký hiệu về lò bánh của mình ngay trên những chiếc túi giấy này để khách hàng mua hàng mang thương hiệu lò bánh mì của bạn đi đến nhiều nơi hơn.
Chất lượng phục vụ:
Khi sở hữu công thức làm bánh mì ngon – không hẳn sẽ thành công, còn phải biết thể hiện thái độ đối với người mua sản phẩm mình. Vì thế “Khách hàng thượng đế”, bạn cần luôn luôn tôn trọng khách hàng với các cử chỉ:
+ “Cúi đầu”
+ “Dạ, vâng, …”
+ “Kiệm lời trước khách hàng”
+ “Ngôn ngữ được sử dụng trước khách hàng phải được đào tạo nội bộ thật chỉnh chu – khi xây dựng hệ thống sẽ tránh được sai sót”
Và … đừng quên chuẩn bị cho mình một tâm lý vững vàng!
Làm kinh doanh hay gì cũng đều cần phải nhìn nhận độ rủi ro. Vượt qua rủi ro là vượt qua rào cản của ngành nghề đang đối diện trực tiếp.
Ví dụ:
+ Phí duy trì 3 tháng, thiếu vốn làm sao?
+ Mặt bằng bị dính phong thủy – lỡ kinh doanh không tốt thì làm sao?
+ Tuổi thọ máy móc ổn không? Nếu máy hỏng nửa chừng liệu nhà cung cấp máy có chịu sửa “theo hợp đồng” không?
+ Nếu như tiêu chí 5 tháng thu hồi vốn không đạt thì nên nhìn vào vấn đề gì?
Các rủi ro đều là thách thức hiện tại. Nếu không có thách thức thì không thể hiện được lòng can đảm của chính người khởi nghiệp! Nếu bạn đủ lớn về Tư duy – Sức bật tuổi trẻ – Niềm đam mê dám vượt cạn thì cho dù đang thiếu vốn giữa chừng hay nhân sự thích thì nghỉ, khách vắng thì bạn sẽ luôn có cách để hóa giải!
Chuẩn bị những gì khi mở tiệm bánh mì
Nắm rõ quy trình làm bánh
Kinh doanh bánh mì đòi hỏi người kinh doanh phải thực sự am hiểu và có kiến thức trong việc làm bánh. Bạn có thể học từ cơ sở sản xuất bánh mì khác hoặc kiến thức trên mạng.
Quy trình làm bánh sẽ giúp bạn tạo ra những chiếc bánh mì thơm ngon đạt chất lượng, không bị khô cháy,…để phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Để đạt được điều đó, bạn phải biết công thức pha chế bột, nhào bột hay cách nướng bánh,…
Lựa chọn địa điểm mở tiệm bánh mì phù hợp
Hiện tiệm bánh mì có 3 hình thức: mở tiệm bán bánh mì, mở cơ sở chuyên sản xuất bánh mì hay kết hơn cả 2 hình thức trên. Mỗi hình thức có một địa điểm kinh doanh khác nhau.
Với mô hình mở tiệm bánh mì thì bạn chỉ cần chọn những địa điểm có dân cư đông đúc, gần các trường học, bệnh viện, trạm xá, các khu chợ, khu công nghiệp…
Còn đối với mô hình mở cơ sở sản xuất bánh mì thì cần có mặt bằng rộng để đặt các trang thiết bị máy móc. Do đó, bạn không cần chọn gần khu dân cư đông đúc vì chi phí thuê mặt bằng cao không cần thiết.
Còn mô hình giữa kết hợp sẽ tốn chi phí thuê mặt bằng lớn và rộng tại những nơi sầm uất. Nó đảm bảo vừa có diện tích làm bánh mà vừa có không gian để bày bán bánh tại tiệm. Ngoài ra với mô hình này bạn cần trang bị tủ kính lớn để trưng bày các sản phẩm giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn và bắt mắt hơn.
Chuẩn bị thiết bị làm bánh
Có thể nói đây là khâu tốn chi phí nhất. Để có thể mở tiệm bánh mì bạn cần trang bị các thiết bị gồm:
- Máy đánh bột
- Máy chia bột
- Máy se bột
- Tủ ủ bột làm bánh
- Lò nướng bánh mì công nghiệp
Lợi thế của việc kinh doanh bánh mì
Tại sao nên mở tiệm bánh mì? Bởi:
- Bánh mì là món ăn quen thuộc và được mọi tầng lớp ưa thích. Từ người lao động chân tay đến những nhân viên văn phòng.
- Không những vậy, du khách nước ngoài cũng siêu lòng trước món ăn nhanh này.
- Không phải bỏ quá nhiều vốn như các hình thức kinh doanh khác.
- Mặt bằng không cần quá rộng.
Mở tiệm bánh mì cần bao nhiêu vốn
Để mở tiệm bánh bạn cần có một lớn vốn như:
Mua trang thiết bị làm bánh 75-80 triệu. Cụ thể máy trộn bột dung tích 8-10kg (12-15 triệu). Tủ ủ bột tầm 10-15 triệu, lò nướng bánh mì tầm 6 khay khoảng 40 triệu.
Chi phí set up tiệm bánh: pano quảng cáo đến tủ kính trung bày (10-15 triệu); giá thuê mặt bằng 5 đến 8 triệu.
Tóm lại, để mở được một tiệm bánh ngoài các chi phí kể trên bạn còn chi phí thuê nhân viên làm bánh, bán bánh nếu cơ sở lớn.Nói chung để kinh doanh loại hình này trong tay bạn cần có 100 triệu đồng là sẽ đầu tư làm được.